6 loại bệnh trên cây hồ tiêu thường gặp nhất
Kỹ Thuật Viên Thủy Sính
Thứ Bảy,
07/09/2024
Nội dung bài
viết
Bệnh hại là một trong những thách thức lớn đối với người trồng hồ tiêu. Các bệnh phổ biến như thán thư, đốm lá, và héo rũ có thể gây thiệt hại lớn cho năng suất và chất lượng sản phẩm nếu không được kiểm soát kịp thời.
1. Bệnh chết nhanh
Nguyên nhân: Bệnh do nấm Phytophthora gây ra.
Điều kiện phát triển bệnh:
Loại bệnh này thường bùng phát trong mùa mưa, đặc biệt là ở những khu vực có hệ thống thoát nước kém.
Những vườn trồng cây hồ tiêu trên chân đồi, đất nghèo canxi, magie, kali, và có hàm lượng đạm cao cũng mắc bệnh.
Bệnh còn xuất hiện nhiều trong những năm hạn hán kéo dài, có thể khiến cây chết hàng loạt chỉ trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân bệnh do nấm Phytophthora gây ra
Triệu chứng:
Thân ngầm: Thân ngầm của cây bị thối, các mạch dẫn trong thân thường chuyển màu thâm đen.
Rễ: Rễ cây cũng bị thối và gốc rễ thâm đen.
Lá: Ban đầu lá héo nhưng vẫn còn xanh. Cây chết rất nhanh nên lá chưa kịp rụng. Sau vài ngày, lá sẽ úa vàng, héo rũ và chết khô cùng cây.
Quả: Nhăn nheo và khô dần.
Cách phòng trừ:
Chọn đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt.
Chọn giống hồ tiêu có nguồn gốc rõ ràng, chống bệnh tốt.
Đảm bảo trồng với khoảng cách và mật độ thích hợp.
Tưới nước đầy đủ vào mùa khô, đảm bảo thoát nước mùa mưa.
Bón phân hữu cơ, vô cơ và vi lượng cân đối.
Sử dụng thuốc trừ nấm Phytophthora chứa hoạt chất như Dimethomorph, Fosetyl-aluminium, Mancozeb (Rildzomigol Super 68WG),...
Cách phòng trừ bệnh chết nhanh
>>>Tìm hiểu chi tiết bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
2. Bệnh chết chậm
Nguyên nhân: Do tuyến trùng tấn công, tạo điều kiện cho nấm Fusarium hoặc một số nấm bệnh khác xâm nhập.
Nguyên nhân do tuyến trùng và nấm Fusarium
Điều kiện phát triển bệnh:
Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường nghiêm trọng nhất khi độ ẩm cao. Vào khoảng tháng 10, khi độ ẩm đất giảm, cây bị bệnh thường xuất hiện triệu chứng lá vàng.
Triệu chứng bệnh có thể tái phát trong vụ sau khi mùa mưa kết thúc, khiến cây hồ tiêu dần yếu đi và năng suất giảm sút.
Triệu chứng:
Đặc điểm cây: Sinh trưởng, phát triển kém.
Lá: Tán lá thưa thớt. Lá già thường bắt đầu vàng, sau đó héo và rụng, và các đốt trên thân cũng có thể rụng theo.
Rễ: Hệ thống rễ cây hồ tiêu bị bệnh thường yếu, có u sưng, thâm đen hoặc nứt và có thể bị thối mục.
Cách phòng trừ:
Biện pháp canh tác tương tự như cách phòng trừ bệnh chết nhanh.
Sử dụng các loại thuốc trừ tuyến trùng kết hợp thuốc phòng trừ nấm bệnh.
Đặc trị bệnh chết chậm trên cây tiêu
3. Bệnh thán thư
Nguyên nhân: Nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Nguyên nhân do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra
Điều kiện phát triển bệnh:
Nấm thán thư phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 – 30°C và độ ẩm cao.
Bệnh thường bùng phát mạnh trong mùa mưa, đặc biệt ở những vườn chăm sóc kém và thiếu phân bón.
Nấm cũng phát triển nhiều trên đất nghèo hữu cơ và khi thiếu phân kali.
Triệu chứng:
Trên lá: Ban đầu có đốm lớn màu vàng, sau chuyển sang nâu và đen. Vết bệnh có quầng đen ở rìa, phân chia rõ ràng giữa phần bệnh và phần lành. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở đầu và mép lá.
Trên gié bông và gié quả: Bệnh làm cho gié bông và gié quả bị khô đen.
Trên thân nhánh: Bị tháo đốt và khô cành.
Cách phòng trừ:
Biện pháp canh tác tương tự như cách phòng trừ bệnh chết nhanh.
Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như Hexaconazole (Japa Vil 110 SC), Difenoconazole (Amicol 360EC), Chlorothalonil.
Phòng trừ bệnh thán thư cho cây tiêu
4. Bệnh đen lá
Nguyên nhân: Nấm Lasiodiplodia theobromae tấn công.
Điều kiện phát triển bệnh: Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu xuất hiện và gây hại cũng là do chăm sóc sai cách, cây thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân do ấm Lasiodiplodia theobromae
Triệu chứng:
Trên lá: Bệnh bắt đầu bằng những đốm nhỏ màu vàng, sau đó lan rộng và chuyển sang màu nâu đen. Khi vết bệnh phát triển, nó chuyển thành màu xám và có thể xuất hiện quầng đồng tâm nhưng không có viền đen phân biệt rõ ràng. Bệnh thường xảy ra ở đầu và giữa lá.
Trên cành nhánh: Bệnh có thể tấn công cành nhánh, làm đốt thân chuyển thành màu nâu đen, rụng dần từ ngọn xuống, khiến tán cây trở nên xơ xác.
Cách phòng trừ: Tương tự như bệnh thán thư.
Cách phòng trừ bệnh đen lá
5. Bệnh khảm lá và xoăn lá
Nguyên nhân: Do virus gây hại hoặc côn trùng (rầy, rệp, bọ xít), nhện đỏ chích hút.
Nguyên nhân do virus gây hại hoặc côn trùng
Điều kiện phát triển bệnh:
Bệnh thường xuất hiện ở những vườn tiêu chăm sóc kém, thiếu dinh dưỡng, hoặc sử dụng hom giống bị nhiễm virus.
Các vườn tiêu trên đất ngập úng, thiếu thông thoáng, hay đất bạc màu, cũng dễ bị bệnh.
Virus có thể lây truyền qua dụng cụ canh tác, côn trùng hút chích.
Triệu chứng:
Triệu chứng khảm lá: Lá xuất hiện các vết khảm nhẹ giống như thiếu vi lượng nhưng không bị biến dạng. Cây phát triển bình thường nhưng năng suất thấp.
Triệu chứng khảm lá biến dạng: Gân lá xanh, mép lá biến dạng và cuốn vào trong. Lá có nhiều vết xanh đậm lồi lõm. Nhánh phát triển yếu, chùm quả thưa, và số quả ít hơn so với cây khỏe.
Triệu chứng xoăn lùn (tiêu điên): Lá nhỏ, biến dạng, mặt lá sần sùi và mất diệp lục. Các lóng đốt ngắn làm cây thấp hơn bình thường.
Cách phòng trừ:
Không dùng dao, kéo cắt tỉa các cây bị bệnh để cắt sang cây khỏe.
Nhổ bỏ, tiêu hủy những cây bị bệnh nặng.
Phun thuốc phòng trừ côn trùng định kỳ.
Cách phòng trừ bệnh khảm lá và xoăn lá
6. Bệnh nấm hồng
Nguyên nhân: Do Corticium Salmonicolor gây nên.
Nguyên nhân do nấm Corticium Salmonicolor tấn công
Điều kiện phát triển bệnh:
Nấm phát triển mạnh trong điều kiện mưa kéo dài, đất ẩm, nhiệt độ 28 – 30°C và độ ẩm không khí > 85%.
Vườn tiêu chăm sóc kém, thiếu phân lân và kali, hoặc không bổ sung phân hữu cơ, thường dễ bị nhiễm nấm hồng.
Triệu chứng:
Khi mới bị bệnh, thân và cành tiêu xuất hiện bào tử nấm nhỏ màu trắng, sau đó chuyển sang hồng nhạt và cuối cùng hồng đậm.
Nấm hồng làm nứt lớp vỏ và hủy hoại mạch dẫn, khiến dây tiêu khô dần và chết.
Cách phòng trừ:
Tỉa tán, cắt cành để tạo thông thoáng.
Làm rãnh thoát nước cho vườn tiêu vào mùa mưa.
Cân đối phân phân chuồng, NPK, phân bón lá tạo điều kiện cho cây khỏe để có khả năng kháng bệnh tốt.
Cắt bỏ thân, cành bị bệnh và đem đốt bỏ.
Phun thuốc phòng trừ có hoạt chất như Propineb (YOSHINO70WP), Difenoconazole, Hexaconazole,...
Cách phòng trừ bệnh nấm hồng
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bà con các loại bệnh trên cây hồ tiêu phổ biến. Nếu vườn tiêu đang gặp một trong số những bệnh trên, hãy liên hệ với Thủy Sính qua hotline 0905 908 500 để được tư vấn cách xử lý hiệu quả.