Chăm sóc hồ tiêu giai đoạn nuôi trái để đạt năng suất cao
Kỹ Thuật Viên Thủy Sính
Thứ Bảy,
07/09/2024
Nội dung bài
viết
Khi trồng hồ tiêu, bà con nên thực hiện phương pháp canh tác bền vững, ổn định thay vì thúc đẩy năng suất quá đà. Trong bài viết này, Thủy Sính sẽ hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây tiêu giai đoạn nuôi trái. Hãy cùng khám phá ngay!
1. Các vấn đề thường gặp trong giai đoạn tiêu nuôi trái
Trong giai đoạn nuôi trái của cây hồ tiêu, nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Dưới đây là một số vấn đề bà con có thể gặp phải trong quá trình chăm sóc:
Hồ tiêu bị răng cưa, bồ cào
Hồ tiêu bị rụng trái
Trái chín không đều
Cây có dấu hiệu suy yếu
Vấn đề thường gặp trong giai đoạn tiêu nuôi trái
2. Giải mã những vấn đề trên cây tiêu giai đoạn nuôi trái
Tình trạng hạt tiêu không đều, bị rụng hay cây suy yếu gây không ít lo ngại cho bà con nông dân. Tìm hiểu nội dung dưới đây để biết được nguyên nhân và biện pháp xử lý các vấn đề thường gặp trên cây tiêu.
2.1 Tình trạng răng cưa, bồ cào ở hồ tiêu
Có lẽ không ít bà con gặp phải tình trạng răng cưa, bồ cào trên cây tiêu. Đây là hiện tượng mà chuỗi tiêu ra hạt không đều, đoạn có, đoạn không. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì?
Nguyên nhân tiêu bị răng cưa, bồ cào
Theo kinh nghiệm của các nhà vườn lâu năm, một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đó là:
Do thiếu nước: Tiêu cần đủ nước để dưỡng cây, dưỡng hoa. Nếu để cây bị thiếu nước, khả năng đậu hoa đậu trái sẽ bị hạn chế.
Do ánh sáng: Nếu bị che bóng quá nhiều khi trưởng thành, tỷ lệ hoa cái trong gié hoa lưỡng tính sẽ tăng lên. Điều này làm giảm tỷ lệ đậu trái trên chuỗi và gây nên hiện tượng răng cưa.
Đất xấu, cằn cỗi: Tiêu được trồng trên đất xấu, không được bổ sung đủ dưỡng chất rất dễ bị răng cưa, bồ cào.
Chăm sóc sai cách: Nhiều bà con phun phân bón lá, phun thuốc sâu rầy trong giai đoạn cây đang thụ phấn. Tuy mục đích để bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ cây nhưng lại vô tình gây ảnh hưởng đến tiến trình thụ phấn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng cưa, bồ cào, thậm chí rụng đốt sau này.
Nguyên nhân tiêu bị răng cưa, bồ cào
Biện pháp xử lý
Tưới đủ nước: Nếu đất quá khô hạn thì có thể tưới 2 lần/ngày.
Tạo sự thoáng đãng, đủ ánh sáng: Nếu trồng trụ sống, hãy tỉa cành để đảm bảo ánh sáng cho tiêu phát triển.
Phun phân, thuốc trước khi ra hoa: Trường hợp cây sâu bệnh, bất đắc dĩ phải phun thuốc thì bà con nên phun trước 7h sáng hoặc sau 4h chiều.
Biện pháp xử lý tình trạng răng cưa, bồ cào ở hồ tiêu
2.2 Tình trạng hồ tiêu bị rụng trái non
Tiêu bị rụng trái gây ảnh hưởng không ít đến thu nhập của bà con trong vụ mùa. Cùng Thủy Sính tìm nguyên nhân và cách xử lý vấn đề này ngay nhé.
Nguyên nhân khiến tiêu bị rụng trái
Sâu bệnh hại tấn công: Tiêu bị rụng trái do bị côn trùng chích hút, đặc biệt là bọ xít muỗi và rầy thánh giá.
Chăm sóc sai cách: Nếu bà con sử dung thuốc gốc đồng trong giai đoạn mang trái sẽ gây nên tình trạng rụng.
Do thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết nắng nóng, khô hạn đột ngột chuyển sang mưa sẽ khiến cây bị sốc và gây rụng.
Nguyên nhân khiến tiêu bị rụng trái non
Biện pháp xử lý
Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh: Không sử dụng thuốc gốc đồng.
Giữ ẩm thường xuyên: Tưới nước đều đặn cho cây, tránh để tình trạng khô hạn kéo dài.
Biện phát xử lý tiêu bị rụng trái non
2.3 Cây suy yếu, giảm năng suất
Tiêu được giá nhưng lại mất mùa khiến bà con nông dân mình nhiều đêm mất ăn, mất ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây tiêu giảm năng suất so với vụ trước.
Nguyên nhân khiến tiêu suy yếu, giảm năng suất
Phương pháp canh tác không hợp lý: Nhiều bà con ham lợi nhuận nên thúc cây ra bông, ra trái quá đà. Cây mất sức và rất khó có thể phục hồi sau thu hoạch.
Cây thiếu dinh dưỡng: Để đảm bảo năng suất, cây tiêu cần được chăm sóc kỹ lưỡng ngay sau vụ mùa năm trước. Nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất, năng suất của cây sẽ bị giảm đáng kể.
Thời tiết bất lợi: Thời tiết khô nóng, độ ẩm thấp gây ảnh hưởng đến việc ra bông, đậu trái của hồ tiêu.
Nguyên nhân khiến tiêu suy yếu, giảm năng suất
Biện pháp xử lý
Kiểm soát năng suất của hồ tiêu: Không ép cây ra bông, đậu trái quá nhiều. Chỉ nên giữ mức vừa phải tùy theo độ tuổi và sức khỏe của cây.
Bón phân đúng cách: Bổ sung dinh dưỡng cần thiết theo từng giai đoạn. Đặc biệt chú ý đến chế độ phân bón sau khi thu hoạch để phục hồi cây.
Giữ ẩm cho vườn tiêu: Trong mùa khô cần tưới đủ nước. Kết hợp với việc tủ gốc để giữ ẩm cho cây (không tủ sát gốc để tránh tạo điều kiện nấm khuẩn phát triển)
3. Kinh nghiệm chăm sóc tiêu để tăng năng suất
Để cây tiêu phát triển tốt và cho năng suất cao, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp. Dưới đây là những kinh nghiệm mà Thủy Sính muốn chia sẻ đến bà con.
3.1 Chế độ dinh dưỡng cho hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
Phân hóa học: Trong giai đoạn nuôi trái, bà con nên bón 200 - 300g NPK hàm lượng Đạm, Kali cao (như 18-6-18, 15-5-25) cho mỗi trụ. Phân bón này sẽ giúp cây tiêu có đủ dinh dưỡng để nuôi hạt, chắc hạt.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nuôi hạt, chắc hạt.
Phân hữu cơ: Bên cạnh phân bón hóa học, cần bổ sung phân hữu cơ vi sinh cho hồ tiêu. Đặc biệt sử dụng các loại hữu cơ có nấm đối kháng Trichoderma để hạn chế nấm bệnh. Bà con cần bón 10-15kg/trụ (chia làm 2 lần bón vào đầu và nửa cuối mùa mưa).
Phân bón lá: Định kỳ mỗi 20 - 30 ngày, bà con nên phun phân bón lá bổ sung các trung vi lượng cho cây. Đặc biệt nên sử dụng các dòng phân chứa Canxi, Bo và Magie để giảm thiểu tình trạng rụng trái và hỗ trợ cây tiêu phát triển đồng đều.
3.2 Kiểm soát sâu bệnh hại hồ tiêu giai đoạn nuôi trái
Ở giai đoạn này, tiêu thường dễ mắc các bệnh như thán thư, chết chậm, tuyến trùng. Bên cạnh đó, cây còn có thể bị các côn trùng như bọ xít muỗi, rầy, rệp,... tấn công. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mùa vụ.
Để bảo vệ cây, bà con có thể sử dụng các sản phẩm phòng trừ nấm bệnh và phòng trừ côn trùng của Thủy Sính. Đây là những sản phẩm có hiệu quả cao lại an toàn tuyệt đối cho cây trồng.
4. Lời khuyên từ kỹ thuật viên Thủy Sính
4.1 Dùng máy phát cỏ, không cuốc xới đất
Việc bón phân thường liên quan đến quản lý thảm cỏ trên vườn tiêu. Nhiều bà con có thói quen xới xáo, phát cỏ để phân thẩm thấu tốt hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn nuôi trái, nếu xới xáo quá nhiều sẽ gây tổn thương rễ và ảnh hưởng đến cơ giới đất rất nặng nề.
Dùng máy phát cỏ, không cuốc xới đất
4.2 Không bón phân lúc mưa bão lớn
Bà con nên chờ tạnh mưa, nắng lên mới tiến hành bón phân hóa học cho hồ tiêu. Nếu bón phân trong lúc độ ẩm đất quá cao, nồng độ khoáng sẽ tăng đột ngột. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.
Không bón phân lúc mưa bão lớn
4.2 Không bón lượng phân lớn trong một đợt
Sau khi mưa bão nhiều ngày, rễ tiêu đang bị tổn thương. Theo kinh nghiệm của nhà nông lâu năm, chúng ta nên bón một lượng ít (khoảng ⅓ so với thông thường). Sau đó 1 tuần mới bón nốt lượng phân còn lại.
Không bón lượng phân lớn trong một đợt
Hy vọng với những kiến thức trên, bà con đã biết cách chăm sóc hồ tiêu giai đoạn nuôi trái. Kính chúc quý bà con có vườn đạt tiêu năng suất, chất lượng cao. Liên hệ với Thủy Sính qua hotline 0905 908 500 để được tư vấn về cách chăm sóc hồ tiêu hiệu quả.