Cách Chăm Sóc Sầu Riêng Con Lớn Nhanh, Đi Đọt Mạnh
Kỹ Thuật Viên Thủy Sính
Thứ Ba,
22/10/2024
Nội dung bài
viết
Bạn đang lo lắng về việc chăm sóc sầu riêng con? Những sai lầm nhỏ có thể khiến cây còi cọc, kém phát triển, thậm chí chết yểu, làm uổng phí công sức và chi phí đầu tư. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các bước chăm sóc đúng cách để sầu riêng con phát triển mạnh mẽ. Cùng Thủy Sính tìm hiểu ngay!
1. Điều kiện để cây sầu riêng con phát triển khỏe mạnh
Đất phù hợp: Cây sầu riêng rất ưa thích các loại đất như đất đỏ bazan, đất phù sa, đất thịt nhẹ, với độ pH từ 5-6, giúp rễ cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đất phải tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật có lợi phát triển.
Nhiệt độ: Sầu riêng phát triển tốt ở nhiệt độ từ 24-30°C. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
Độ ẩm: Cây sầu riêng con rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa và ưa nóng ẩm với độ ẩm không khí từ 60-80% và lượng mưa hàng năm khoảng 1800 – 2000 mm. Bà con cần lưu ý tưới nước thường xuyên trong mùa khô để đảm bảo duy trì độ ẩm ổn định.
Điều kiện để sầu riêng con phát triển tốt
2 Hướng dẫn quy trình chăm sóc sầu riêng con
Cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng không đòi hỏi kĩ thuật chăm sóc cao nếu bà con nắm được những kiến thức sau đây
2.1 Che bóng cho cây sầu riêng mới trồng
Che bóng là bước quan trọng đầu tiên khi trồng sầu riêng con, vì lá sầu riêng con rất mỏng và yếu nên rất dễ bị cháy nắng và mất nước nhanh. Cây sầu riêng con cần được che bóng khoảng 50% ánh sáng trời, đặc biệt trong những tháng đầu sau khi trồng. Có thể sử dụng lưới che nắng hoặc các vật liệu tự nhiên như lá cọ để tạo môi trường ẩm mát, giúp cây dần thích nghi với ánh sáng tự nhiên, phát triển khỏe mạnh
Dùng lưới che bóng cho sầu riêng con
2.2 Làm cọc cố định cho sầu riêng mới trồng
Việc làm cọc cố định giúp sầu riêng con đứng vững, tránh bị gió mạnh làm bật gốc hay làm cây nghiêng. Cắm cọc dọc theo thân chính của cây con rồi cột dây để cố định cây thẳng đứng không bị gió lây gốc gây ảnh hưởng đến bộ rễ.
Làm cọc giúp sầu riêng con cố định
2.3 Tưới nước cho cây sầu riêng mới trồng
Đối với cây sầu riêng mới trồng trong những tháng đầu, bà con chỉ cần tưới nước đúng thời điểm và đủ lượng nước giúp đảm bảo đủ ẩm cho cây, tăng khả năng bén rễ nhanh chóng. Bà con nên tưới nước định kì 2 ngày 1 lần cho sầu riêng con.
Ở giai đoạn này, bà con nên duy trì độ ẩm cho cây sầu riêng từ khoảng 65 – 80%.
Tưới nước giúp duy trì độ ẩm cho sầu riêng con
2.4 Bón phân cho sầu riêng con
Trong giai đoạn đầu cây non, nên sử dụng phân hữu cơ hoai mục kết hợp với phân NPK (Nitơ, Photpho, Kali) để cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho cây. Lượng phân bón nên được điều chỉnh dựa trên nhu cầu và tình trạng phát triển của cây:
- Sau 1 tháng: Khi cây có dấu hiệu đâm chồi, bổ sung phân bón kích rễ Siêu Amino giúp kích thích cây sầu riêng con bén rễ nhanh, rễ đâm sâu và lan rộng
Sau 3 -4 tháng (sau khi cây bắt đầu đi đọt): Bà con bổ sung phân bón NPK 30 - 10 -10 dưới gốc và Thủy Sính 20 trên lá giúp cây phát đọt mạnh đi đọt đều, hỗ trợ lá to xanh dày, bóng khỏe.
Khi cây mở lá lụa: Giai đoạn này bà con nên bổ sung phân bón NPK 20-20-20 và Thủy Sính 22 phun qua lá hỗ trợ cây phát triển đều tán, cành ra mạnh, tạo bộ khung tán khỏe.
Kích rễ sầu riêng con bằng siêu Amino
Bổ sung NPK sau 3 đến 4 tháng
Bón phân khi cây mở lá lụa
2.5 Cắt tỉa cành, tạo dáng
Cắt tỉa cành giúp sầu riêng con có bộ khung cành lá cân đối, hạn chế sâu bệnh tấn công và cải thiện quá trình quang hợp. Bà con cần chú chỉ nên cắt tỉa ít những cành mọc sai vị trí, định hình khung vào tạo tán cho cây. Ở giai đoạn này, bà con hạn chế cắt tỉa quá nhiều tránh làm cây con bị mất sức.
Khi cây phát triển từ năm thứ 2 hoặc năm thứ 3, bà con có thể thực hiện việc tỉa cành theo phương pháp sau:
Bộ khung và tán của cây cần được cân đối và tròn đều như giáng cây thông.
Loại bỏ cành cách gốc khoảng 70cm trở xuống để hạn chế nấm bệnh phát triển.
Loại bỏ cành yếu, cành bệnh, cành mọc sai hướng để cây phát triển đồng đều.
Khoảng cách giữa các cành cần đều nhau và đảm ánh sáng lọt được xuống tận gốc, giúp cây quang hợp hiệu quả.
Khoảng cách tối thiểu giữa hai cành cấp một là 70cm
Khoảng cách giữa hai cành cấp hai là 30cm
Khoảng cách từ thân chính ra cành cấp hai tối thiểu là 30cm
Giữ cho cây trong độ cao khoảng 5 – 6m, cắt bỏ cành mọc vượt để thuận tiện cho việc thu hoạch.
Cắt tỉa cành, tạo dáng cho sầu riêng con
3. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Sầu Riêng Con
Sầu riêng non là giai đoạn mẫn cảm và dễ bị nhiễm bệnh nhất. Phòng trừ sâu bệnh là bước không thể bỏ qua để cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt hơn. Dưới đây là một số loại bệnh phổ biến bà con có thể tham khảo:
3.1 Sâu Đục Thân
Triệu chứng bệnh: Sâu đục thân thường là do loài ấu trùng non của bọ xén tóc tấn công vào thân cây, đục sâu vào phần gỗ bên trong để làm tổ. Điều này khiến cây bị suy yếu, giảm khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng, dẫn đến cây còi cọc, lá vàng..
Phòng trị: Sử dụng chế phẩm sinh học chứa hoạt chất Cartap Hydrochloride 95% có trong sản phẩm LEDAN 95SP bơm vào các lỗ đục. Sản phẩm có hiệu lực nhanh, mạnh và gây tê liệt hệ thần kinh côn trùng.
Phòng trị sâu đục thân hại sầu riêng con
3.2 Rầy xanh
Triệu chứng bệnh: Rầy xanh là loại côn trùng gây hại quanh năm đặt biệt là trong gia đoạn ra đọt non. Khi rầy xanh chích hút nhựa cây, lá cây sẽ bị xoăn lại, cây phát triển chậm, còi cọc, dễ bị suy yếu. Rầy xanh tiết ra dịch ngọt khi chích hút, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng (nấm mốc đen) phát triển trên lá và cành, làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Phòng trị: Xử lý rầy xanh bằng hoạt chất Acetamiprid + Buprofezin và Dinotefuran + Pymetrozine có trong sản phẩm KhongRay 54WP, Chessin 600WP Thủy Sính giúp phá vỡ chức năng hệ thần kinh của côn trùng.
Phòng trị rầy xanh hại sầu riêng con
3.3 Bệnh Cháy Lá
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Rhizoctonia Solani Kuhn tấn công cây sầu riêng trong những năm đầu và phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, gây cháy lá, khô mép giảm khả năng quang hợp của cây.
Phòng trị: Dùng thuốc trừ nấm sinh học Japa Vil 100SC kết hợp thêm sản phẩm Grahitech 2SL của Thủy Sính giúp kiểm soát và chặn đứng sự lây lan của nấm hiệu quả. Phun đều lên lá và gốc cây, lặp lại sau 7-10 ngày nếu bệnh chưa dứt hẳn.
Trị bệnh cháy lá hại sầu riêng con
3.4 Bệnh Đốm Lá
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas gây ra các vết đốm vàng trên lá, sau đó chuyển dần sang màu nâu rồi hoại tử. Lá rụng nhiều, giảm tỷ lệ đậu hoa, đậu trái, cây giảm khả năng quang hợp.
Phòng trị: Phun thuốc đặc trị bệnh đốm lá cho cây sầu riêng mới trồng có chứa hoạt chất Mancozeb, Metalaxyl, Hexaconazole cùng Propineb có trong sản phẩm Rildzomigol Super 68WG, Japa Vil 110 SC và YOSHINO 70W.
Phòng trị bệnh đốm lá hại sầu riêng con
3.5 Bệnh Thối Rễ
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh thối rễ do nấm Phytophthora xâm nhập qua rễ cây khi đất bị ngập nước lâu ngày. Bệnh làm rễ cây bị thối, khiến cây không thể hấp thu đủ nước và dinh dưỡng, dẫn đến cây bị vàng lá và rụng nhiều, cây còi cọc.
Phòng trị: Dùng sản phẩm chứa hoạt chất Mancozeb và Metalaxyl-M (có trong sản phẩm Rildzomigol Super 68WG) để phun lên cây và tưới gốc giúp ức chế quá trình tổng hợp chitin và bào tử nấm lây lan.
Phòng trừ bệnh thối rễ hại sầu riêng con
3.5 Bệnh Thán Thư
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioidess gây ra, thường xuất hiện đốm nâu, lan từ mép lá vào trong, gây héo và rụng lá và chết cây.
Phòng trị: Sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất Mancozeb (Rildzomigol Super 68WG), Propineb (YOSHINO 70WP) để tiêu diệt nấm bệnh gây bệnh thán thư.
Phòng trị bệnh thán thư hại sầu riêng con
4. Lưu Ý Khi Chăm Sóc Sầu Riêng Con
Bên cạnh những kỹ thuật chăm sóc sầu riêng con, bà con cũng nên lưu ý thêm một điều dưới đây nhằm tăng hiệu quả khi canh tác
Dọn dẹp các loại cỏ dại, cành lá khô và mục nát quanh gốc cây tạo ra môi trường thông thoáng, sạch sẽ.
Thường xuyên thăm và chăm sóc vườn để giúp pháp hiện sớm nấm bệnh tấn công sầu riêng con
Đảm bảo cây được che bóng vừa đủ, không che quá kín để cây có thể quang hợp.
Đảm bảo tưới nước đều đặn và đúng liều lượng giúp rễ cây sầu riêng không bị ngập úng
Không lạm dung phân hóa học, có thể gây cháy rễ và làm cây suy yếu.
Chăm sóc sầu riêng con đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì, nhưng những nỗ lực này sẽ được đền đáp xứng đáng khi cây phát triển mạnh mẽ, khỏe mạnh. Bằng cách áp dụng đúng các kỹ thuật, nhà nông có thể đạt được những vườn sầu riêng xanh tốt, cho năng suất cao. Thủy Sính tự hào đồng hành cùng bà con trong mọi bước đường chăm sóc và phát triển nông nghiệp bền vững.