Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng khỏe mạnh, xanh tốt

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng khỏe mạnh, xanh tốt

Kỹ Thuật Viên Thủy Sính
Thứ Tư, 14/08/2024
Nội dung bài viết

Để có vườn sầu riêng xanh tốt và đạt năng suất, bà con cần phải có chế độ chăm sóc cho cây. Cây con phải khỏe mạnh đến khi kinh doanh thì mới đem lại nhiều lợi nhuận. Cùng bỏ túi ngay những bí kíp để chăm sóc sầu riêng con trong bài viết này nhé!

1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc sầu riêng

Chăm sóc sầu riêng đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định năng suất, chất lượng trái và tuổi thọ của cây. 

  • Đảm bảo cây sinh trưởng khỏe mạnh: Chăm sóc tốt giúp cây có sức đề kháng tốt. Từ đó chống chịu được sâu bệnh lẫn điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

  • Tăng năng suất: Cây sầu riêng được chăm sóc đúng cách sẽ có khả năng cho năng suất cao hơn và bền vững hơn trong tương lai.

  • Tăng chất lượng trái: Cây được chăm sóc tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng trái. Bao gồm hương vị, kích thước đến mùi thơm, từ đó nâng cao giá trị thương phẩm.

  • Kéo dài tuổi thọ của cây: Chăm sóc đúng cách giúp cây sống lâu năm, cho thu hoạch ổn định.

Hình ảnh bài viết

Chăm sóc sầu riêng đúng cách để tăng năng suất

2. Một số sai lầm khi chăm sóc cây sầu riêng

Tình trạng cây còi cọc, kém phát triển khiến không ít bà con đau đầu. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sầu riêng:

  • Bón phân không đúng cách: Bón phân quá nhiều hoặc quá ít có thể gây hại cho cây. Việc không cân đối các nguyên tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, ra hoa và đậu trái.

  • Tưới nước không đều: Cung cấp nước không đồng đều có thể dẫn đến sự phát triển không đồng đều của cây, gây ra tình trạng thiếu nước hoặc ngập úng.

  • Không cắt tỉa cành, tạo tán: Cây không được cắt tỉa sẽ rất khó có thể tập trung dinh dưỡng để dưỡng hoa, nuôi trái. Tán quá rậm rạp cũng là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh hại tấn công.

  • Phòng trừ sâu bệnh không đúng cách: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng, không đúng thời điểm có thể gây hại cho cây và môi trường.

Hình ảnh bài viết

Sầu riêng chăm sóc sai cách bị còi cọc

3. Hướng dẫn chăm sóc sầu riêng đúng kỹ thuật

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp cây khỏe mạnh, khả năng kháng bệnh tốt hơn. Nhờ đó tăng hiệu quả canh tác và giảm chi phí lâu dài. Sau đây Thủy Sính sẽ chia sẻ đến bà con cách chăm sóc cây sầu riêng.

Che bóng cho cây con

Đối với cây con mới trồng, bà con cần che chắn để hạn chế nắng gắt gây chết cây. Có thể sử dụng lá khô hoặc lưới để che bóng cho cây. Sau khoảng 6 tháng, tháo dỡ che bóng để cây sinh trưởng bình thường.

Hình ảnh bài viết

Tránh để cây con bị tác động bởi nắng gắt

Tạo thảm phủ

Nhiều bà con lo ngại cỏ trong vườn sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với sầu riêng. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, thảm cỏ có vai trò rất quan trọng đối với đất và cây trồng. Chúng sẽ giúp chống xói mòn cho đất khi mưa lớn và giữ ẩm vào mùa khô. Khi tạo thảm cỏ, bà con nên đảm bảo các tiêu chí dưới đây:

  • Không để cỏ sát gốc: Nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng và tạo môi trường cho nấm bệnh tấn công rễ cây.

  • Cần cắt cỏ vào mùa mưa: Bà con cần cắt cỏ 2 - 3 lần trong mùa mưa khi chúng mọc quá cao.

  • Không dùng thuốc diệt cỏ: Các loại thuốc diệt cỏ gây hại cho đất và cây trồng. Do đó, chỉ nên nên dùng máy phát hoặc nhổ bỏ.

  • Trồng cây họ đậu, lạc dại, rau trai: Để giảm bớt công cắt cỏ, có thể trồng các loại cỏ bụi thấp hoặc cây họ đậu. Đây là những loại cây giúp cải tạo đất rất tốt.

Hình ảnh bài viết

Tạo thảm cỏ trong mùa khô

Tỉa cành, tạo tán

  • Sau khi trồng 6 – 8 tháng: Bà con cần thực hiện việc cắt tỉa các cành bị bệnh, cành thừa, cành không có khả năng ra trái hoặc phát triển chậm.

  • Khi cây đã đạt độ cao khoảng 7 – 8 mét: Cần cắt bỏ ngọn cây nhằm kiểm soát chiều cao và tạo tán đều đặn. 

  • Sau khi thu hoạch: Cắt tỉa cành, sửa tán để giúp vườn thông thoáng giảm nguy cơ sâu bệnh. Đồng thời tạo điều kiện cho cây phục hồi sau giai đoạn nuôi trái.

Hình ảnh bài viết

Tỉa cành cho cây thường xuyên

Bón phân cho cây sầu riêng

Để cây sinh trưởng tốt và sai trái thì cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bà con hãy bổ sung đầy đủ các loại phân như phân hữu cơ, NPK, phân bón qua lá để cây phát triển rễ, thân, cành. 

>>> Tùy theo từng giai đoạn mà chúng ta có cách bón phân khác nhau. Tham khảo cách bón phân cho cây sầu riêng mới trồng trong bài viết cách chăm sóc sầu riêng con.

Tưới nước

Dựa vào điều kiện thời tiết và giai đoạn phát triển, bà con có thể điều chỉnh thời gian và lượng nước tưới sao cho phù hợp. Hiện nay có nhiều cách tưới nước cho sầu riêng như tưới thủ công, tưới béc và tưới nhỏ giọt. Trong đó, phương pháp tưới béc được nhiều bà con lựa chọn nhất. Bởi vừa giữ ẩm tốt, vừa tiết kiệm nước hiệu quả.

  • Thời kỳ kiến thiết: Thường xuyên tưới nước cho cây. Vào mùa khô nên tưới 3 lần/tuần để cây phát triển mạnh.

  • Thời kỳ ra bông: Chu kỳ 2 - 5 ngày tưới một lần. Khi hoa nở rộ thì giảm lượng nước, cho đến khi cây xổ nhụy xong thì tưới bình thường.

  • Thời kỳ nuôi trái: Tưới nước đều đặn. Ngưng tưới trước lúc thu hoạch khoảng 20 ngày.

Hình ảnh bài viết

Tưới nước để giữ độ ẩm

Kiểm soát sâu bệnh hại

Phòng trừ sâu bệnh hại là điều cần thiết khi chăm sóc sầu riêng. Từ kiến thiết đến khi kinh doanh, sầu riêng có thể bị tấn công ở bất cứ giai đoạn nào. Một số sâu bệnh hại thường gặp ở sầu riêng có thể kể đến như: bệnh vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ, rầy xanh, nấm hồng, sâu đục trái,... 

Bà con cần tỉa cành và vệ sinh vườn thường xuyên để hạn chế lây lan bệnh hại. Bên cạnh đó, cần dùng thêm một số loại thuốc phòng trừ nấm bệnh phòng trừ côn trùng để bảo vệ cây trồng hiệu quả.

Tùy vào giai đoạn của cây mà nhu cầu bón dinh dưỡng, lượng nước sẽ khác nhau. Để biết thêm kiến thức về kỹ thuật chăm sóc sầu riêng theo từng thời điểm, hãy liên hệ với Thủy Sính qua hotline 0905 908 500.

 
Nội dung bài viết
Liên hệ