QUY TRÌNH PHỤC HỒI SẦU RIÊNG SAU THU - NHANH, TIẾT KIỆM NHẤT
Kỹ Thuật Viên Thủy Sính
Thứ Ba,
13/08/2024
Nội dung bài
viết
Nhiều bà con thắc mắc, tại sao vườn sầu riêng nhà mình bị suy kiệt sau vụ thu hoạch? Làm sao để cây phục hồi nhanh sau thu? Cần chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch như nào để tiết kiệm chi phí mà hiệu quả tốt nhất?
Để giải đáp thắc mắc của bà con, mời bà con tìm hiểu quy trình phục hồi sầu riêng sau thu chuẩn Thủy Sính, đáp ứng các tiêu chí nhanh chóng - bền cây - tiết kiệm. Quy trình này đã được kiểm chứng trên hơn 350.000 mảnh vườn lớn nhỏ.
1. Khi nào cây cần phục hồi sau thu hoạch?
Sau thu hoạch, cây sầu riêng thường bị suy kiệt và trở nên nhạy cảm hơn. Dưới đây là một số trường hợp bà con nên chú trọng vào quá trình phục hồi.
1.1 Cây mất sức do sử dụng chất kích thích
Việc lạm dụng các chất kích thích ra hoa hoặc chất chặn đọt quá liều để can thiệp vào quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây, đặc biệt là các chất có chứa thành phần mạnh như Thioure, Paclo khiến cho cây bị yếu đi và mất rất nhiều thời gian để phục hồi, thậm chí không thể phục hồi dẫn đến chết cây.
Một số dấu hiệu dễ nhận thấy như: lá già nhanh, rễ già nhưng lại khô rễ, ngăn chặn sự phát triển của đọt mới.
1.2 Cây suy nhược vì nuôi nhiều trái
Những năm gần đây bà con tập trung làm năng suất để cây mang quá nhiều trái kèm theo việc neo trái, giữ trái kéo dài để chờ giá vô tình sẽ khiến cây nhanh chóng kiệt sức.
1.3 Cây dễ bị sâu bệnh tấn công
Sau giai đoạn thu hoạch, sẽ có hiện tượng nhú đọt trở lại do đó dễ bị sâu - bệnh hại tấn công. Một số sâu bệnh thường gặp là vàng lá, thối rễ, nấm hồng, đốm rong, nứt thân, xì mủ,...
Cây nhú đọt non nhưng bị sâu bệnh tấn công
Nếu không xử lý kịp thời, đúng cách sẽ làm giảm năng suất cho mùa sau.
2. Quy trình phục hồi sau thu bền cây - tiết kiệm chi phí
Ngay sau khi thu hoạch, bà con cần bắt tay vào việc phục hồi. Ở phần nội dung này, Thủy Sính sẽ hướng dẫn bà con quy trình phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả để có 1 cơi đọt khỏe - đẹp - đều.
2.1 Tỉa cành, sửa tán sau khi thu hoạch
Ngay khi cắt hết trái trên cây, bà con cần tiến hành tỉa như sau:
Cắt tỉa những cuống trái còn sót lại sau mùa vụ.
Khoét tán những cành vô hiệu để tạo độ thông thoáng.
Cắt tỉa cành vượt - đây là những cành khả năng cho quả kém, dễ sâu bệnh nên tỉa bỏ giúp ngừa sâu bệnh hại.
Cắt tỉa cành khô, nhỏ, cành già yếu, cành sâu bệnh hoặc khuất sáng để tập trung dinh dưỡng vào những cành cần thiết, cành để trái.
Cắt bỏ cành mọc thấp dưới 1m để hạn chế tình trạng nứt thân, xì mủ.
Lưu ý: Sau khi cắt tỉa cành, bà con nên sử dụng vôi bột pha nước hoặc thuốc trừ nấm pha đặc để quét vào vết thương. Điều này nhằm làm liền miệng vết thương tránh sâu bệnh tấn công.
2.2 Phun thuốc nấm bệnh rửa vườn kiểm soát nấm bệnh
Giai đoạn phục hồi, sức đề kháng của cây rất kém và dễ bị nấm bệnh tấn công. Đặc biệt là những vết thương từ quá trình thu hoạch và rong rêu trong suốt thời gian làm vụ trái trước đó.
Bà con cần xử lý kịp thời và đúng cách giúp cây phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là giải pháp bà con có thể áp dụng.
Một số loại thuốc bà con có thể tham khảo để rửa vườn:
Thuốc có thành phần Dimethomorph
Thuốc gốc đồng
Metalaxyl + Mancozeb (có chứa trong Rildzomigol Super 68WG của Thủy Sính)
Hexaconazole (có chứa trong Japa Vil 110 SC - Thủy Sính).
Cách phun thuốc:
Sau khi tỉa cành xong, tiến hành phun thuốc ướt đẫm lá, thân, cành và tưới dưới gốc. Đừng quên phun vào các ngách thân và mặt dưới của lá, cành.
Tùy thuộc vào tình trạng nấm trên trên cây mà bà con có thể chia ra thành 1 - 2 lần phun, mỗi lần cách nhau 5 - 8 ngày.
2.3 Cải tạo đất trồng
Các vườn có dấu hiệu sau nên áp dụng:
Mặt đất khô, chai cứng và chua hóa sau thời gian dài làm trái như bón phân, xiết nước
Những vùng đất mặn, chua, phèn, các chất mao dẫn tích tụ trên mặt đất trong mùa khô
Để cải tạo đất, bà con có thể chọn 1 trong 2 giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tưới tinh vôi:
Ưu điểm: tiện lợi, giảm độ chua của đất, giảm nguy cơ ngộ độc sắt, nhôm và mangan cho cây
Cách thực hiện: Bà con cần xới nhẹ đất, sau đó tưới với lượng trung bình 5 - 15 lít/cây, tưới đẫm tầm mắt.
Khuyến cáo: Nên chia làm hai lần tưới và cách nhau khoảng 1 tháng tùy theo thổ nhưỡng và độ pH của vườn bà con sau thu.
Giải pháp 2: Bón lân nung chảy và phân gà nở:
Cách thực hiện:
Bón lân nung chảy theo nửa số tuổi của cây (ví dụ đối với cây 5 năm bón 2,5kg, đối với cây 6 năm có thể bón 3kg). Sau đó tiến hành tưới nước để lân tan hoàn toàn.
Sau khoảng 3 ngày bón lân, bà con tiến hành bón phân gà nở. Lượng phân bón tương tự như bón lân.
Khuyến cáo: Thời điểm bón phân nở tốt nhất là lá chuyển già và chuẩn bị nhú hột gạo của cơi đọt mới.
Lưu ý chung: Bà con có thể cân đối tình trạng đất của mình để có giải pháp cải tạo đất phù hợp
2.4 Bón phân phục hồi, kéo đọt
Sau mỗi vụ mùa, bà con nên tiến hành phục hồi kết hợp giữa tưới gốc và phan xịt để tăng hiệu quả phục hồi cây sầu riêng sau thu.
Tưới gốc, phục hồi, kích rễ
Với tình trạng bón Kali nhiều để giúp khô cơm, bột ngọt và chống sượng như năm nay thì phục hồi rễ là điều ưu tiên. Bà con quan sát cây, khi thấy lá già tức là rễ già và rễ già thì không hấp thụ được dinh dưỡng.
Dưới đây là quy trình phục hồi kích rễ mà nhiều nhà vườn đã áp dụng thành công.
Lần tưới 1: Khi hạt gạo nhú 1-2cm tiến hành tưới Siêu Amino dạng gel để phục hồi rễ, tái tạo rễ tơ, rễ cám.
Cơi đọt nhú hạt gạo 1 - 2cm
Lần tưới 2: Khi cơi đọt đi được 7 -10 ngày hoặc dài 5 - 7 cm tiến hành tưới Gel Siêu Amino kết hợp với NPK bột tinh khiết 30 - 10 - 10. Đây là giai đoạn cây cần và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất để phát triển cơi đọt.
Cơi đọt đi được 7 -10 ngày
Lần tưới 3: Khi cơi đọt đã mở được 80% tiến hành tưới Gel NPK | 30 - 10 - 10 kết hợp NPK Bột Tinh Khiết 20 - 20 - 20. Để giúp cơi đọt được chắc, mập và đều
Cơi đọt đã mở được 80%
Phun xịt kéo cơi, đều đọt, to đều dày lá
Lần phun 1: Khi hạt gạo nhú 1-2cm tiến hành phun xịt Thuỷ Sính 20. Nhằm đưa cơi đọt (hột gạo 1-2cm) được đều.
Bà con có thể kết hợp cùng các sản phẩm trừ rầy có chứa hoạt chất ung trứng, chống lột xác như: Cartap Hydrochloride, Acetamiprid + Buprofezin. Các hoạt chất này có trong sản phẩm: LeDan 95SP và KhongRay 54WP của Thủy Sính nhằm cắt lứa rầy, nhện từ giai đoạn trứng bảo vệ mũi giáo về sau
Lần phun 2: Khi mũi giáo dài 5 -7 cm, bà con tiếp tục tiến hành phun xịt Thuỷ Sính 20. Đây là Giai đoạn quan trọng giúp phát triển cơi đọt được mạnh và đồng loạt
Bà con có thể kết hợp cùng các sản phẩm trừ rầy có chứa hoạt phòng trừ, tiêu diệt chích hút như: Acetamiprid + Metolcarb, Pymetrozine + Dinotefuran. Các hoạt chất trên có trong sản phẩm: Diệt rầy 277WP và Chessin 600WP của Thủy Sính nhằm kiểm soát được côn trùng chích hút tấn công như nhện đỏ, rầy xanh.
Lần phun 3: Khi cơi đọt đã hoàn thiện 80% tiến hành phun xịt Thuỷ Sính 22 Giúp mập đọt, chắc đọt, mập và đều cũng như to bản lá
Lá chuyển lụa
Lá già, thuần lá
Giai đoạn này bà con cần thay đổi hoạt chất tiêu diệt chích hút như: Imidacloprid + Cartap Hydrochloride có trong sản phẩm Abagent 500WP Thủy Sính nhằm hạn chế kháng thuốc ở côn trùng và gây ung trứng rầy cho cơi sau.
Chương trình khuyến mãi độc quyền của Thủy Sính
Dành riêng cho bà con đang trong giai đoạn phục hồi, giúp bà con tiết kiệm chi phí tối đa.
Mua 1 xô tưới tặng 1 xô xịt
Cùng nhiều ưu đãi đặc biệt dành cho các dòng BVTV (sâu rầy, nấm bệnh)
2.5 Cấp nước cho cây sầu riêng
Để giúp cây sầu riêng hồi phục nhanh chóng sau khi thu hoạch, bà con cần cung cấp đủ nước. Tùy theo tình trạng khô hạn hay mưa nhiều mà bà con có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho cây. Việc duy trì nguồn nước đầy đủ cũng góp phần cải thiện sức khỏe của cây và hỗ trợ quá trình phát triển tiếp theo.
Hy vọng với những thông tin trên, bà con sẽ có được vườn sầu riêng xanh tốt, khỏe mạnh. Nếu bà con có bất kỳ khúc mắc nào hãy Liên hệ với Thủy Sính qua hotline 0905 908 500 để ưu tiên hỗ trợ.