Khuyến mãi Khuyến mãi
Kỹ thuật làm bông sầu riêng thuận vụ chỉ với 5 bước

Kỹ thuật làm bông sầu riêng thuận vụ chỉ với 5 bước

Kỹ Thuật Viên Thủy Sính
Thứ Tư, 07/08/2024
Nội dung bài viết

Để đạt năng suất mùa vụ, quá trình làm bông sầu riêng đóng vai trò rất quan trọng. Trong bài viết hôm nay, Thủy Sính sẽ hướng dẫn cho bà con cách làm bông sầu riêng thuận vụ cực kỳ đơn giản chỉ với 5 bước.

1. Kỹ thuật làm bông sầu riêng ở miền Tây

Bà con nên chủ động làm bông để hỗ trợ tăng năng suất cho cây sầu riêng. Đối với khu vực miền Tây, khi cây có từ 2 cơi là bà con thể bắt đầu làm bông.

Khi làm bông cho sầu riêng, nên đảm bảo thực hiện vào tiết trời nắng ráo. Sầu sau khi trải qua khô hạn 15 - 20 ngày sẽ là điều kiện lý tưởng để chúng ra hoa.

Hình ảnh bài viết

Thực hiện làm bông theo 5 bước

Bước 1 - Bón phân tạo mầm hoa

Khi cơi cuối cùng bắt đầu mở hết lá, hãy sử dụng 5kg Lân cùng 1kg Kali trắng để bón cho cây. Tùy theo tuổi và độ lớn của cây, bà con có thể gia giảm liều lượng.

Bước 2 - Phun xịt tạo mầm hoa lần 1

Sau khi thực hiện bước 1 khoảng 15 ngày, tiến hành phun tạo mầm. Dùng 1kg MKP và 0,5kg Lân 86% (pha với 200 lit nước) phun đẫm 2 mặt lá.

Bước 3 - Phun xịt tạo mầm hoa lần 2

Sau lần phun đầu 7 ngày, bà con tiến hành phun lần hai. Ở lần phun này cần sử dụng 1kg MKP cùng 0,5kg NPK 10 - 60 - 10.

Tùy vào điều kiện thời tiết lẫn tuổi của cây sầu riêng mà chúng ta có thể quyết định phun thêm lần 3 và 4. Mỗi lần phun cần đảm bảo cách nhau 7 ngày.

Bước 4 - Đi Paclo cho cây

Tiến hành phun Paclo cho cây để ức chế sự sinh trưởng. Trước khi phun, cần đậy mủ bạt dưới gốc để tránh thuốc ngấm vào đất gây ảnh hưởng đến sự phát triển mầm bông. 

Lưu ý: Nếu thời tiết thuận lợi và làm đúng vụ, có thể bỏ qua bước đi Paclo.

Bước 5 - Kéo bông

Khi mắt cua lộ rõ (khoảng 1-2 cm), bà con có thể phun xịt Thủy Sính 23 cùng 0,5kg NPK 10 - 60 -10 để kéo dài mắt cua, hỗ trợ tươi bông và sáng bông. Đồng thời lúc này cần dỡ mủ và nhấp nhẹ nước để nuôi bông.

2. Kỹ thuật làm bông sầu riêng ở miền Đông, Tây Nguyên

Đối với khu vực miền Đông và Tây Nguyên thì phải cần đủ 3 cơi lá trở lên mới bắt đầu làm bông. Khi cơi lá đã mở hết tất cả các lá thì tiến hành rải lân gốc, tạo mầm hoa để làm bông sầu riêng. Sau đây là hướng dẫn chi tiết.

Hình ảnh bài viết

Cách làm bông ở miền Đông và Tây Nguyên

Bước 1 - Rải lân gốc

Khi cây đã mở hết cặp lá, bà con sử dụng 5 - 7kg Lân Văn Điển (hoặc Lân Long Thành) rải đều xung quanh tán. Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như độ rộng của tán mà bà con có thể điều chỉnh liều lượng. Sau đó cần tưới nước khoảng chừng 2 - 3 ngày để phân tan hoàn toàn. Khi lân đã tan hết, tiến hành xiết nước cho cây để tạo điều kiện cho quá trình làm bông.

Bước 2 - Bón phân cho cây

Khi cây đã ra lá lụa, bón thêm 200 gram Kali trắng cùng DAP cho mỗi gốc để bổ sung dinh dưỡng. Lưu ý trước khi rải phân, hãy làm sạch cỏ rác quanh gốc để giúp phân thẩm thấu tốt hơn.

Bước 3 - Xịt tạo mầm hoa

Để tạo mầm hoa, bà con tiến hành phun xịt MKP + NPK 10-60-10. Cần phun khoảng 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày.

Trường hợp gặp thời tiết bất lợi, mầm hoa sẽ phân hóa thành mầm lá. Lúc này, bà con cần đánh thức mầm ngủ bằng cách đi kích phát tố KNO3.

Sau khi rải lân gốc từ 7 - 10 ngày (lá lụa đã chuyển già hoàn toàn), bà con tiến hành dùng Super Lân để xịt tạo mầm (có thể thay thế bằng loại 10 - 60 - 10 hoặc 10 - 25 - 10). Cứ 3 - 7 ngày thì xịt một lần.

Bước 4 - Cắt tỉa cành bơi

Tiến hành cắt tỉa hết cành bơi để cây tập trung ra hoa. Việc cắt tỉa được thực hiện sau khi phun xịt tạo mầm lần 2 được khoảng 5 ngày. Quá trình này nên được thực hiện đồng loạt để mắt cua có thể ra đều cùng 1 lúc.

Bước 5 - Kéo cơi đọt

Khi xiết nước được khoảng 25 ngày và thấy mắt cua đã ra đều từ 1 - 3cm thì tiến hành nhấp nước trở lại. Trong thời gian này chỉ nên cấp nước nhẹ, không cấp quá nhiều để tránh cây bị sốc nước. Cứ 2 - 3 ngày lại tưới một lần với lượng nước tăng dần. 

Sau đó, bà con có thể dùng thêm Thủy Sính 23 giúp mắt cua sáng đẹp để quá trình làm bông thành công.

3. Bí quyết chăm cây sầu riêng trước khi xổ nhụy

Hình ảnh bài viết

Chăm sóc đúng kỹ thuật để giảm rụng bông

Trong giai đoạn từ lúc ra bông đến trước khi xổ nhụy, bà con cần chăm nom kỹ càng để hạn chế tình trạng rụng bông. Ngay sau đây, Thủy Sính sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sầu riêng trước khi xổ nhụy để tăng năng suất.

Đảm bảo dinh dưỡng cho cây

Khi bông to gần bằng hạt đậu xanh, tiến hành phun Siêu Amino cùng Canxi Bo 7 ngày/lần. Điều này sẽ giúp cây dưỡng bông, tăng khả năng thụ phấn cũng như giảm rụng bông.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Trước khi xổ nhụy, bà con cần phun xịt sâu rầy, nấm bệnh 10 ngày/lần để ngăn chặn các tác nhân gây hại cho bông. Có thể sử dụng các sản phẩm như Chessin 600WP, KhongRay 54WP. Khi bước vào giai đoạn đang xổ nhụy, tuyệt đối không phun xịt bất kỳ loại thuốc nào lên bông sầu riêng.

Hình ảnh bài viết

Sử dụng các sản phẩm của Thủy Sính

Kéo đọt cho cây sầu riêng

Khi mắt cua vừa chớm 1 - 2cm, chúng ta bắt đầu kéo đọt để cây dàn lá lụa. Đảm bảo lá ra trước khi xổ nhụy 10 ngày. Nếu không kịp kéo đọt trước khi xổ nhụy, bà con hãy hãm chúng lại bằng 1 lit Mãnh Long Nốc Ao Đọt (pha với 400 lit nước).

Nếu để cây đi đọt trong quá trình xổ nhụy, chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Từ đó tỷ lệ đậu trái bị giảm đáng kể, đồng thời bông cũng rụng đi hàng loạt.

Hình ảnh bài viết

Kéo đọt cho cây trước khi xổ nhụy

Điều tiết lượng nước cho cây

Khi mắc cua được 2 - 3cm, hãy tiến hành tưới nhấp nước để giữ ẩm cho đất. Nên tưới tỏa đều nước từ tán lá vào bên trong, cho đến khi nước tràn trên mặt đất. Cứ 2 - 5 ngày, bà con hãy tưới nước một lần. 

Lưu ý không nên tưới quá nhiều nước trong một lần để tránh làm cho sầu riêng bị sốc nước. Đến khi cây xổ nhụy, bà con bắt đầu giảm lượng nước tưới còn 1/3 so với trước đó nhé.

Hình ảnh bài viết

Luôn giữ đủ ẩm cho cây dưỡng bông

Tỉa bớt bông trên cây sầu riêng

Thời điểm chùm bông dài 8 - 10cm là thích hợp nhất để tỉa bông. Bà con nên chia thành nhiều đợt tỉa, không tỉa cùng lúc để phòng trừ rụng bông. Không nên để quá 10 bông trên một chùm. Những bông ra sớm nên được loại bỏ, chỉ để lại những bông ra cùng đợt và không có dấu hiệu sâu bệnh.

Hình ảnh bài viết

Tỉa bỏ những bông ra quá sớm

Vệ sinh quanh gốc cây sầu riêng

Thời điểm ra hoa đến khi xổ nhụy là lúc mà cây sầu riêng vô cùng nhạy cảm. Chính vì vậy, bà con nên dọn dẹp cỏ rác quanh gốc cây để tạo môi trường thoáng đãng. Đây cũng là cách giúp hạn chế sâu bệnh tấn công.

Việc chăm sóc cây sầu riêng từ lúc ra bông đến khi xổ nhụy sẽ ảnh hưởng từ 30 - 40% năng suất của cây. Chính vì vậy, bà con hãy đặc biệt quan tâm đến sự phát triển trong giai đoạn này nhé.

Hy vọng với bài viết trên, bà con đã nắm được kỹ thuật làm bông sầu riêng. Kính chúc quý bà con có được vườn sầu đạt năng suất và chất lượng cao. Nếu còn thắc mắc nào khác về quá trình chăm sóc cây sầu giai đoạn mang hoa, đậu quả hãy gọi Thủy Sính qua 0905 908 500.

Kỹ thuật viên Thanh Thuận

Thanh Thuận - Tôi là Kỹ Thuật Viên Nông nghiệp tại công ty Thủy Sính. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc cây trồng, tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và giúp bà con có Giải pháp chăm sóc cây trồng mang lại năng suất cao và tiết kiệm chi phí. Tôi hy vọng kiến thức và kinh nghiệm tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bà con nông dân

 
Nội dung bài viết