Hướng Dẫn Cách Trị Nhện Đỏ Hại Sầu Riêng Triệt Để

Hướng Dẫn Cách Trị Nhện Đỏ Hại Sầu Riêng Triệt Để

Kỹ Thuật Viên Thủy Sính
Thứ Năm, 10/10/2024
Nội dung bài viết

Nhện đỏ hại sầu riêng là nỗi ám ảnh nhất đối với bà con nhà vườn. Loại côn trùng này nếu không được phát hiện và sử lý kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể gây chết cây. Mời bà con than khảo ngay bài viết dưới đây để có những biện pháp phòng ngừa vào quản lý loài nhện đỏ này

1. Giới thiệu về nhện đỏ hại sầu riêng

Nhện đỏ hay còn được gọi là Eutetranychus sp., là một trong những loài côn trùng gây hại nguy hiểm cho cây sầu riêng tại Việt Nam. Nhện đỏ thường xuất hiện phổ biến ở các vùng trồng sầu riêng lớn của Việt Nam như Đắk Lắk, Đồng Nai và Tiền Giang, đặc biệt trong các điều kiện thời tiết khô nóng. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, chúng có thể phát triển rất nhanh và gây thiệt hại trên diện rộng. 

nhện đỏ hại sầu riêng

Nhện đỏ là có tên khoa học là Tetranychus sp

1.1 Đặc điểm của nhện đỏ hại sầu riêng

  • Hình thái và cấu trúc cơ thể

Nhện đỏ có kích thước nhỏ vô cùng (chỉ từ 0,3 – 0,35mm), màu đỏ đậm hoặc cam, với cấu trúc chân và miệng chuyên dùng để hút nhựa từ lá cây. Nhìn từ xa, chúng có vẻ như những đốm nhỏ li ti di chuyển trên bề mặt lá, nhưng lại có khả năng gây ra thiệt hại nặng nề cho cây trồng.

  • Vòng đời của nhện đỏ

Trứng: Trứng của nhện đỏ có hình cầu hơi dẹt, màu từ đỏ đến đỏ thẫm. Nhện đỏ đẻ trứng trên bề mặt lá, thường tập trung dọc theo gân lá.

Nhện non: Ở giai đoạn nhện non tuổi 1 và tuổi 2, chúng chỉ có 6 chân. Sau khi lột xác lần thứ 2, nhện non mới phát triển đầy đủ 8 chân, và màu cơ thể cũng đậm dần thành đỏ thẫm. Trên thân và chân của nhện non có nhiều lông cứng mọc thưa, thường có màu trắng, giúp chúng di chuyển linh hoạt hơn sau mỗi lần lột xác.

Nhện trưởng thành: Khi đạt đến giai đoạn trưởng thành, thân nhện có hình ô van với màu đỏ sẫm đặc trưng. Con cái trưởng thành có kích thước dài khoảng 0,4 mm và rộng khoảng 0,3 mm, với 8 chân di chuyển nhanh nhẹn. Con đực có kích thước nhỏ hơn, dài khoảng 0,3 mm và rộng khoảng 0,25 mm nhưng chân lại dài hơn so với chân của con cái, giúp chúng di chuyển linh hoạt.

vòng đời nhện đỏ

Vòng đời phát triển của nhện đỏ

1.2 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện.

Nhện đỏ hại cây sầu riêng thường sống trong điều kiện thời tiết khô ráo và mát mẻ. Nhiệt độ lý tưởng để nhện đỏ phát triển mạnh dao động khoảng 25-27°C. Mặc dù nhện đỏ có thể tồn tại trên cây quanh năm, nhưng mật độ nhện thường tăng cao vào các tháng mùa khô. Trong mùa mưa, đặc biệt là khi có những cơn mưa lớn, lượng nhện bị rửa trôi đi nhiều, dẫn đến mật độ nhện trong những tháng mưa giảm xuống đáng kể.

Một con nhện cái có khả năng đẻ từ 20 đến 50 quả trứng trong khoảng 2-3 ngày và đẻ rải rác trên cả hai mặt của lá cây hoặc thậm chí trên trái sầu riêng. Khả năng sinh sản nhanh chóng này làm cho số lượng nhện đỏ tăng nhanh chóng, đặc biệt là trong mùa khô.

Kẻ thù tự nhiên của nhện đỏ hại sầu riêng là các loài côn trùng bắt mồi như nhện ăn thịt, bọ rùa, và một số loài nấm gây bệnh. Những loài thiên địch này giúp kiểm soát mật độ nhện đỏ một cách tự nhiên, làm giảm thiệt hại mà chúng gây ra cho cây sầu riêng.

2. Dấu hiệu cây sầu riêng bị nhện đỏ tấn công

Nhận biết sớm các dấu hiệu của nhện đỏ sẽ giúp nông dân có biện pháp phòng trừ hiệu quả và hạn chế thiệt hại. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến khi cây sầu riêng bị nhện đỏ tấn công:

  • Triệu chứng trên lá: Lá trở nên khô, có màu vàng bạc, có hiện tượng cuộn lại, gân lá bị nổi gồ lên và xuất hiện các vết cắn nhỏ li ti.

  • Triệu chứng trên thân và cành: Tơ nhện xuất hiện trên ngọn cây, cành cây bị khô héo, lá rụng, và cành cây không phát triển được.

  • Triệu chứng trên quả: Trái sầu riêng nhỏ, không phát triển,bề mặt trái trở nên sần sùi và màu vỏ xấu xí.

dấu hiệu nhện đỏ hại sầu riêng

 Dấu hiệu giúp bà con nông dân dễ dàng phát hiện nhện đỏ

3. Biện pháp phòng trừ nhện đỏ hại sầu riêng

Để bảo vệ cây không cho nhện đỏ hại sầu riêng chủ vườn nên tìm hiểu và có biện pháp nhanh chóng không cho nhện đỏ sinh sôi nảy nở thêm bằng việc phòng bệnh và trừ bệnh đúng cách cách.

3.1 Cách trừ bệnh nhện đỏ trên cây sầu riêng

Khi phát hiện nhện đỏ đã tấn công cây, việc áp dụng biện pháp xử lý kịp thời là rất quan trọng. Để xử lý tình trạng nhện đỏ hại sầu riêng hiệu quả, bà con có thảm khảo thuốc trừ nhện đỏ trên cây sầu riêng bên dưới:

Giai đoạn 1: Nhú hột gạo (1 - 2 cm)

Trong giai đoạn này, cây sầu riêng đang phát triển chồi non và dễ bị nhện đỏ tấn công. Đây là thời điểm quan trọng để can thiệp phòng trừ nhện đỏ nhằm bảo vệ cây từ giai đoạn đầu.

  • Sử dụng sản phẩm: LEDAN 95SP THỦY SÍNH hoặc KHONGRAY 54WP THỦY SÍNH
    • Hoạt chất: Cartap Hydrochloride + Acetamiprid + Buprofezin

    • Cơ chế tác động: Thuốc có khả năng tiếp xúc, lưu dẫn và gây vị độc, giúp tiêu diệt nhện đỏ nhanh chóng. Cơ chế tác động gây ung trứng và giảm quá trình lột xác của nhện.

sản phẩm trị nhện đỏ hại sầu riêng
 LEDAN 95SP mang lại hiệu quả trừ nhện đỏ tức thì 

Giai đoạn 2: Mũi giáo (7 - 10 ngày)

Lúc này, cây đã bắt đầu ra lá mới, nhện đỏ có thể tấn công mạnh vào những chồi non và lá non vừa nhú ra. Đây là giai đoạn cây cần được bảo vệ kỹ càng để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.

  • Sử dụng sản phẩm: DIETRAY 277WP THỦY SINH hoặc CHESSIN 600WP THỦY SÍNH

    • Hoạt chất: Dinotefuran + Pymetrozine + Acetamiprid + Metolcarb

    • Cơ chế tác động: Thuốc tiêu diệt nhện đỏ bằng cơ chế tiếp xúc, lưu dẫn, và gây độc. Sản phẩm này đặc biệt hiệu quả đối với các loại côn trùng chích hút như nhện và rầy xanh.

thủy sính trị nhện đỏ hại sầu riêng
KhongRay 54WP - Ngăn cản nhện đỏ lột xác

Giai đoạn 3: Cơi đọt mở đủ lá

Đây là giai đoạn cây sầu riêng đã phát triển lá hoàn chỉnh. Nhện đỏ tiếp tục tấn công vào lá non và cành non. Phòng trừ ở giai đoạn này giúp đảm bảo năng suất và chất lượng của cây.

  • Sử dụng sản phẩm: ABAGENT 500WP THỦY SÍNH

    • Hoạt chất: Cartap Hydrochloride + Imidacloprid

    • Cơ chế tác động: Thuốc giúp giảm kháng thuốc, diệt nhện đỏ bằng cách tiếp xúc và lưu dẫn. Đặc biệt, thuốc có khả năng tiêu diệt côn trùng chích hút mạnh.

xử lý nhện đỏ hại sầu riêng

ABAGENT 500WP - Ngăn chặn nhện đỏ kháng thuốc

Lưu ý: Phun đều ướt đẫm lá, tập trung vào những nơi nhện đỏ có khả năng trú ẩn. Đảm bảo phun thuốc trong điều kiện không có mưa và nhiệt độ mát để đạt hiệu quả tối ưu.

3.2 Cách phòng bệnh nhện đỏ trên cây sầu riêng

  • Vệ sinh vườn: Vệ sinh vườn tược, loại bỏ các tàn dư cây trồng có thể giúp giảm nơi trú ngụ của nhện đỏ.

  • Tưới nước: Cần thường xuyên tưới nước theo dạng phun mưa trên bề mặt tán lá trong mùa khô (nhất là từ tháng 1ăm năm trước đến tháng 1 năm sau), có tác dụng rửa trôi nhện, hạn chế mật độ nhện hại trên cây.

  • Cắt tỉa vườn: Cắt tỉa tạo tán cây thoáng, chăm sóc cây theo qui trình để cây sinh trưởng phát triển khoẻ, tăng tính chống chịu sự gây hại của nhện.

  • Kiểm soát thiện địch: Điều tra phát hiện nắm chắc diễn biến mật độ nhện hại và mật độ thiên dịch trên vườn cây để có các quyết định quản lý đúng đắn.

  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Áp dụng các loại phân bón hữu cơ giúp tăng sức đề kháng cho cây, từ đó giảm nguy cơ bị nhện đỏ tấn công.

4. Lưu ý khi phòng và trừ nhện đỏ trên sầu riêng

Để đảm bảo việc phòng và trừ nhện đỏ đạt hiệu quả cao, bà con nông dân cần lưu ý:

  • Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng quá nhiều thuốc có thể khiến nhện đỏ phát triển khả năng kháng thuốc.

  • Luân phiên các loại thuốc: Để tránh tình trạng nhện đỏ kháng thuốc, bà con nên sử dụng luân phiên các loại thuốc với hoạt chất khác nhau.

  • Theo dõi tình trạng cây trồng định kỳ: Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm sự xuất hiện của nhện đỏ và có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Sử dụng thiên địch và biện pháp sinh học: Các biện pháp sinh học như sử dụng thiên địch và phân bón hữu cơ sẽ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào hóa chất, bảo vệ sức khỏe cho cây và môi trường.

Nhện đỏ là một trong những kẻ thù nguy hiểm của cây sầu riêng, gây thiệt hại lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, với các biện pháp phòng ngừa và trị liệu kịp thời, bà con hoàn toàn có thể kiểm soát được loài gây hại này. Bà con hãy luôn nhớ theo dõi tình trạng vườn thường xuyên, áp dụng các biện pháp sinh học và chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thực sự cần thiết.

Nếu cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ về sản phẩm bảo vệ thực vật và phân bón, hãy liên hệ ngay với Thủy Sính để nhận được tư vấn chi tiết từ đội ngũ chuyên gia.

Nội dung bài viết
Liên hệ