Kỹ thuật trồng cây thanh long theo trụ và theo giàn chi tiết

Kỹ thuật trồng cây thanh long theo trụ và theo giàn chi tiết

Bộ Phận Kho
Thứ Bảy, 10/08/2024
Nội dung bài viết

Thanh long là giống cây được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ở các sứ nắng và gió. Đây là giống cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Trong bài viết hôm nay, Thủy Sính sẽ chia sẻ đến bà con cách trồng và chăm sóc cây thanh long ở giai đoạn kiến thiết để đạt hiệu quả.

1. Yêu cầu về đất trồng cây thanh long

Cây thanh long có thể trồng nhiều loại đất khác nhau. Từ đất cát, đất cát pha sét, đất thịt đến đất bạc màu, thanh long đều có thể phát triển rất tốt. Điều kiện đất phù hợp nhất đối với cây thanh long là đất tơi xốp, thông thoáng và độ pH trong khoảng 5,5 - 6,5.

2. Thời vụ lý tưởng để trồng thanh long

Tháng 10 - tháng 11 dương lịch là thời vụ thích hợp để trồng cây thanh long. Đây là thời điểm cây đã ra đợt quả cuối cùng, do đó dinh dưỡng bắt đầu tập trung nuôi cành. Lúc này sẽ thích hợp để lấy hom giống trực tiếp.

Đất trồng và thời vụ trồng thanh long

Cần đảm bảo các tiêu chí về đất trồng và thời vụ

3. Chọn và xử lý hom giống thanh long để trồng

Cách chọn cành để lấy hom giống

Khi chọn cành để lấy hom giống, bà con cần chọn những cành có đặc điểm sau để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Độ tuổi: Cành phải có độ tuổi từ 1 - 2 năm.

  • Lõi: Lõi của cành đã hóa thân gỗ.

  • Đặc điểm cành: Mập, xanh tốt và không có dấu hiệu sâu bệnh.

Xử lý hom giống

Khi đã chọn được cành thanh long ưng ý, bà con tiến hành cắt tại vị trí thân gỗ (cách tàu thân 2 - 3cm để làm nơi cắm xuống đất). Giữ lại đoạn hom có chiều dài 40 - 45cm (tính từ lõi thân gỗ) là tốt nhất.

Sử dụng dao sắt để gọt vát gốc (phần thân gỗ) để tạo điều kiện cho cây có thể nhú mầm rễ. Sau đó, dựng hom ở những nơi râm mát, trên nền đất khô ráo khoảng 10 - 15 ngày. Trong thời gian đó, bà con hãy phun qua 1 lần thuốc như Yoshino 70WP hoặc Antracol để phòng bệnh.

Xử lý hom giống thanh long

Xử lý hom giống trước khi trồng

4. Thiết kế trụ hoặc giàn trồng thanh long

Có hai cách trồng thanh long phổ biến là trồng bằng trụ đơn và trồng theo giàn. Ở phần nội dung này, Thủy Sính sẽ hướng dẫn bà con cả 2 cách để trồng cây thanh long.

Trồng thanh long bằng trụ

  • Làm trụ: Bà con có thể sử dụng trụ gỗ, trụ gạch nhưng tối ưu nhất vẫn là trụ bê tông. Trụ cao 1m5, chôn trụ khoảng 50cm. Như vậy chiều cao còn lại trên mặt đất là khoảng 1m45. Với kích thước này, bà con sẽ dễ dàng cắt tỉa và chăm sóc cây.

  • Chuẩn bị hố trồng trụ: Trước khi làm trụ trồng thanh long, bà con cần tiến hành cày xới đất và dọn sạch cỏ. Sau đó đào hố để cắm trụ. Hố có độ sâu 40 - 45cm và độ rộng là 15 - 20cm là phù hợp.

  • Trồng trụ: Giữ khoảng cách giữa các trụ là 2,7m và các hàng cách nhau từ 2,7 - 3m (tương đương 50 - 55 trụ/sào). Nếu bà con để trụ quá gần thì các tán cây sẽ sát vào nhau, gây bất tiện trong quá trình chăm sóc và thu hái.

Trồng thanh long bằng trụ

Cách làm trụ trồng thanh long

Trồng thanh long bằng giàn

Hiện nay, nhiều vùng đã bắt đầu chuyển sang trồng thanh long thành giàn. Với kiểu trồng này, năng suất sẽ được tăng cao, việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn và tiết kiệm một phần chi phí phân bón cho cây.

Theo như một số khách hàng của Thủy Sính, khi trồng bằng giàn thì có thể tăng lên đến 2.000 trụ/ha (tức là cao hơn gấp 2 lần so với cách trồng trụ truyền thống. Năng suất từ đó cũng tăng gấp đôi đến 50 tấn/ha.

Khi làm giàn trồng thanh long, cần đảm bảo các tiêu chí như:

  • Đặc điểm: Giàn thanh long nên được trồng theo hướng Đông - Tây để có thể hứng trọn ánh nắng. Từ đó phát huy tối đa ánh nắng mặt trời vì 2 mặt giàn đều được tiếp xúc ánh nắng cả sáng lẫn chiều.

  • Khoảng cách các trụ: 3m.

  • Khoảng cách các hàng: 4m.

  • Cách đặt trụ: Giữa 2 trụ bê tông có thêm 3 trụ phụ bằng tre hoặc sắt để chống đỡ. Phía trên đầu trụ có dây cáp nối lại với nhau để giúp cành thanh long leo giàn.

Hình ảnh bài viết

Cách làm giàn trồng thanh long

5. Kỹ thuật trồng cây thanh long

Xới đất: Sau khi đã đặt trụ hoặc làm giàn thì bà con bắt đầu trồng cây. Tiến hành xới đất quanh trụ, phần đất xới vun cao hơn so với mặt đất. Điều này sẽ hạn chế tình trạng ngập úng, hỗ trợ thoát nước tốt hơn.

Bón lón: Tiếp theo, tiến hành bón lót để cấp dinh dưỡng cho cây. Mỗi trụ bà con bón 10kg phân chuồng + 0,5kg Super Lân. 

Trồng hom: Mỗi trụ bà con cắm 3 - 4 hom giống. Phần gốc đã xử lý được cắm xuống đất. Sau đó dùng dây để buộc cố định chúng vào trụ. Có thể dùng dây dứa, dây nilon hoặc dây vải. Trong đó, dây vải là loại tốt nhất vì lâu bị mủn hơn. Sau khi trồng, hãy tưới nhẹ để giữ ẩm giúp cây nhanh ra rễ.

Kỹ thuật trồng cây thanh long chi tiết

Hướng dẫn cách trồng cây thanh long

6. Chăm sóc cây thanh long sau khi trồng

Bón phân cho cây thanh long giai đoạn kiến thiết

Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bà con cần chú ý bón phân đầy đủ trong giai đoạn kiến thiết. 

  • Khi cây được 1 tháng tuổi: Cứ 100 cây, bà con chỉ bón 1kg phân DAP + 1kg Ure + 0,5kg phân đa trung vi lượng.
  • Khi cây được 6 tháng: Hãy bón cho cây 10 - 15kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg Super Lân hoặc Lân Văn Điển
  • 6 tháng sau: Bón 10 - 15kg phân chuồng hoai + 0,5 super lân hoặc lân văn điển.
  • Trong giai đoạn tạo hình tạo tán: Nên tăng cường Đạm và Kali để cây chắc khỏe, không nên bón quá nhiều Lân. Vì nếu bón Lân thì cây chỉ tập trung phát triển rễ, còn cành không thể phun dài và dễ bị tù đầu. Bà con có thể sử dụng 50 - 80g Ure + 100-150g NPK 20-20-15 để bón cho cây.

Bón phân cho cây thanh long

Bón phân đầy đủ cho cây thanh long

Tưới nước cho cây thanh long

Thanh long là cây thuộc họ xương rồng, chúng giữ nước khá tốt do đó không nên tưới nhiều. Nếu không quá khô hạn thì cứ 10 - 15 ngày, bà con tưới một lần là đủ.

Tỉa cành và tạo tán cho cây thanh long

  • Khoảng 1 tháng sau khi trồng: Cây thanh long sẽ ra mầm. Hãy chọn 1 mầm to khỏe duy nhất để làm thân chính. 
  • Sau 4 - 5 tháng: Thân chính sẽ vươn cao hơn đầu cột trên 30 - 40cm. Lúc này bà con cần uốn cong để chúng nằm xuống đỉnh trụ. Có thể dùng bao nilon hoặc dây vải buộc lại để tạo tán hình dù. Dùng dao cắt 1 đầu thân chính để chúng ra mầm. Khi đã ra mầm, chỉ giữ lại 2 mầm chứ không để quá nhiều.

7. Phòng trừ sâu bệnh trên cây thanh long

Bà con cần thường xuyên thăm vườn và theo dõi sức khỏe của cây. Nếu có dấu hiệu bị sâu bệnh, cần tiến hành sử dụng thuốc hoặc tỉa bỏ ngay. Hai bệnh thường gặp nhất trên cây thanh long giai đoạn mới trồng là bệnh gỉ sắt và bệnh đốm trắng.

Sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh Thủy Sính

Sử dụng thuốc phòng trừ nấm bệnh cho cây

Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt trên cây thanh long là một trong những bệnh phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái. Bệnh này do nấm thuộc giống Fusarium gây ra và có thể gây ra các triệu chứng như vết gỉ sắt màu cam trên thân, cành, và quả. 

Cách phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch sẽ. Kết hợp bón đầy đủ phân hữu cơ và cung cấp thêm nấm đối kháng Trichoderma. Phun thuốc trừ nấm gốc đồng hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan để xử lý bệnh. 

Bệnh đốm trắng

Khi cây thanh long mới trồng gặp phải bệnh đốm trắng, việc can thiệp kịp thời và chính xác rất quan trọng để bảo vệ sự phát triển của cây. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện dưới dạng các đốm trắng nhỏ trên lá, sau đó có thể lan rộng thành vết lớn. Vết bệnh có thể có viền màu nâu hoặc đỏ xung quanh. 

Cách phòng trừ: Để trừ bệnh đốm trắng, bà con có thể sử thuốc có thành phần Mancozeb như Rildzomigol Super 668WG của Thủy Sính.

Để phòng trừ sâu bệnh trên cây thanh long, tốt hơn hết là bà con hãy thường xuyên cắt tỉa cây cành bệnh. Kết hợp với chế độ tưới nước hợp lý, tránh để đọng nước tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Đồng thời, hãy bón phân đầy đủ cho cây để tăng sức đề kháng.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn về kỹ thuật trồng cây thanh long. Hy vọng với những chia sẻ trên, bà con sẽ có được vườn thanh long xanh tốt, cho năng suất cao. Liên hệ với Thủy Sính qua hotline 0905 908 500 để được tư vấn thêm về cách chăm sóc thanh long hiệu quả.

Nội dung bài viết
Liên hệ