Biện pháp phòng trị rầy xanh hại sầu riêng dễ dàng áp dụng
Kỹ Thuật Viên Thủy Sính
Thứ Năm,
10/10/2024
Nội dung bài
viết
Rầy xanh hại sầu riêng là một trong những loài sâu bệnh nguy hiểm làm cây suy yếu, giảm năng suất năng suất và chất lượng trái. Thông qua bài viết dưới đây, Thủy Sính sẽ giới thiệu đến bà con các biện pháp phòng trừ hiệu quả loài côn trùng gây hại này
1. Đặc điểm rầy xanh trên cây sầu riêng
Rầy xanh với tên khoa học là Allocaridara maleyensis (Chadila Unhawuti) thuộc họ Psyllidae, Bộ Homoptera, là loài gây hại nghiêm trọng đối với sầu riêng. Loại côn trùng này có vòng đời sinh trưởng phức tạp với các đặc điểm sinh học thú vị. Để hiểu hơn về loại côn trừng này, mời bà con xem chi tiết thông tin dưới đây.
Rầy xanh có tên khoa học là Allocaridara maleyensis (Chadila Unhawuti)
1.1 Đặc điểm hình thái
Chu kỳ vòng đời của rầy xanh khoảng 14 – 21 ngày, trải qua 3 giai đoạn chính như sau:
Trứng
Vòng đời: (5 – 8 ngày)
Kích thước: Dài khoảng 0,8 mm
Màu sắc: Lúc mới để có màu trắng sữa đến khi sắp nở có màu lục nhạt, hơi nâu
Rầy non
Vòng đời: Mùa xuân khoảng 9-11 ngày, mùa hè khoảng 7-8 ngày và mùa đông khoảng 14-16 ngày
Kích thước: Dài khoảng 1 mm
Màu sắc: Rầy mới nở thường có màu trắng trong, khi lớn chuyển sang màu xanh
Hình dạng: Gần giống rầy trưởng thành
Rầy trưởng thành
Vòng đời: Vòng đời khoảng 2 - 21 ngày
Kích thước: Dài khoảng 2,5 - 4 mm
Màu sắc: Rầy khi lớn sẽ có màu xanh
Hình dạng: Đầu rầy có hình tam giác, đỉnh đầu có đường vân trắng và chấm đen hai bên đầu. Cánh có màu xanh lục được xếp úp hình mái nhà
Khả năng sinh sản: Con trưởng thành có có mỗi lần có thể đẻ khoảng 30 - 150 trứng.
Rầy xanh hại sầu riêng bằng cách đẻ trứng và làm hại bên trong phiến lá, nếu không điều trị kịp thời lá non sẽ rụng trước khi nở lá, nhiệt độ môi trường thích hợp của rầy xanh từ 23-27 độ C. Không chỉ gây hại cho lá và cây rầy xanh còn là con trùng trung gian gây bệnh virus cho cây.
Vòng đời phát triển của rầy xanh
1.2 Đặc điểm sinh học
Ở giai đoạn trưởng thành, rầy xanh thường sống bên dưới lá và đẻ trứng vào những mô lá chưa phát triển. Ấu trùng của rầy xanh sẽ tập trung thành từng đám ở lá non và có thời gian tồn tại lên đến 6 tháng.
Cơ chế tấn công của rầy non và rầy trưởng thành là hút nhựa ở lá non. Chúng có khả năng di chuyển nhanh và gây hại từ cây này sang cây khác để hút nhựa cây. Vì thế, ở giai đoạn này bà con cần chủ động có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
2. Hậu quả rầy xanh trên sầu riêng
Cháy lá, rụng lá: Cả rầy non và rầy trưởng thành đều gây hại hút dịch các đọt non và lá non. Lá bị hại thường có các chấm nhỏ màu vàng, sau đó lá bị quăn queo, héo và khô rụng hàng loạt.
Rụng hoa: Trong thời gian sầu riêng ra hoa, nếu bị rầy xanh tấn công gây hại gây ra tình trạng rụng hoa, giảm khả năng đậu trái, ảnh hưởng đến năng suất.
Giảm quá trình quang hợp: Trong quá trình gây hại, rầy tiết ra mật ngọt đã tạo môi trường cho các nấm muội đen nấm bồ hóng phát triển phủ đen bề mặt lá làm giảm quá trình quang hợp của lá.
Kháng thuốc mạnh: Loại côn trùng này rất dễ kháng thuốc nên việc kiểm soát rất khó khăn. Người nông dân cần dùng xem kẽ nhiều loại thuốc dẫn đến giai tăng chi phí canh tác.
Tác hại của rầy xanh đối với cây sầu riêng
3. Triệu chứng gây hại của rầy xanh
Để kiểm soát rầy xanh kịp thời, việc nhận biết sớm các triệu chứng gây hại là vô cùng quan trọng.
Mức độ nhẹ
Lá bị quăn, xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng trên bề mặt.
Lá có hiện tượng đổi màu từ xanh đậm sang vàng nhạt.
Mức độ nặng
Xuất hiện nấm bồ hóng, rụng lá, giảm khả năng quang hợp, cạn kiệt nhựa cây.
Rụng hoa và rụng trái non
Triệu chứng gây hại cuae rầy xanh cho cây sầu riêng
4. Biện pháp trị rầy xanh trên cây sầu riêng
Muốn trị rầy xanh thì phải phòng trị từ rất sớm, khi cơi mới nhú mủi giáo, đuôi tôm thì đã phải xịt phòng định kì. Dưới đây là quy trình xử lý rầy xanh theo từng giai đoạn.
Giai đoạn trứng
Để ngăn chặn trứng rầy xanh phát triển, bà con nông dân nên sử sản phẩm trừ rầy có chứa hoạt chất Cartap Hydrochloride gây ung trứng, chống lột xác. Hoạt chất này có trong sản phẩm LeDan 95SP của Thủy Sính nhằm cắt lứa rầy, nhện từ giai đoạn trứng bảo vệ mũi giáo về sau
LeDan 95SP cắt lứa rầy, nhện từ giai đoạn trứng bảo vệ mũi giáo về sau
Giai đoạn rầy tuổi 1-2
Sử dụng hoạt chất Acetamiprid + Buprofezin có trong sản phẩm KhongRay 54WP giúp tiêu diệt côn trùng hút chích tấn công mũi giáo
Tiêu diệt rầy xanh hút chích tấn công mũi giáo
Giai đoạn rầy trưởng thành
Imidacloprid + Cartap Hydrochloride có trong sản phẩm Abagent 500WP Thủy Sính nhằm hạn chế kháng thuốc ở côn trùng và gây ung trứng rầy cho cơi sau.
Biện pháp trị dứt điểm rầy xanh hại sầu riêng
Lưu ý: Để sử dụng các sản phẩm phòng trừ rầy xanh hiệu quả, bà con cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng phun trên bao bì. Nên phun đều ướt đẫm 2 mặt lá để đạt kết quả tốt nhất.
5. Biện pháp phòng ngừa rầy xanh trên cây sầu riêng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa trước khi rầy xanh xâm nhập là cách hiệu quả nhất để bảo vệ cây sầu riêng khỏi sự tấn công của loài sâu bệnh này.
- Thăm vườn thường xuyên: Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm nhất là các tháng từ tháng 6 đến tháng 11, nếu phát hiện thấy khoảng 5 rầy/đọt non là coi như nhiễm.
- Quản lý vệ sinh vườn: Duy trì vệ sinh tốt cho vườn sầu riêng là bước đầu tiên trong việc ngăn ngừa rầy xanh. Người nông dân nên thường xuyên cắt tỉa lá khô, cành chết, và loại bỏ những mảnh vụn thực vật khỏi vườn để hạn chế nơi trú ngụ và sinh sản của rầy xanh.
- Chăm sóc và dinh dưỡng cây trồng: Bà con nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là phân bón sinh học. Những sản phẩm này không chỉ giúp cây phát triển khỏe mạnh mà còn tăng sức đề kháng tự nhiên của cây trước sự tấn công của sâu bệnh.
- Tưới nước từ trên ngọn: Thay vì chỉ tưới dưới gốc. bà cpn hãy tưới trên ngọng xuống để rửa trôi sâu non và côn trừng trưởng thành
- Bảo vệ các loại thiên địch: Sử dụng thiên địch của rầy xanh như bọ rùa, ong ký sinh là một trong những phương pháp sinh học an toàn và hiệu quả. Các loài thiên địch này giúp kiểm soát số lượng rầy xanh một cách tự nhiên mà không gây hại cho môi trường.
Phòng trừ rầy xanh tàn phá cây sầu riêng
6. Câu hỏi thường gặp về rầy xanh hại sầu riêng
Thời điểm nào nên phun thuốc để phòng rầy xanh?
Nên phun vào mùa mưa, khi rầy xanh hoạt động mạnh nhất từ tháng 4 đến tháng 10.
Làm thế nào để ngăn ngừa rầy xanh kháng thuốc?
Để tránh hiện tượng kháng thuốc, người nông dân nên luân phiên sử dụng các loại thuốc hóa học khác nhau, kết hợp với biện pháp sinh học để kiểm soát rầy xanh một cách hiệu quả mà không làm chúng phát triển khả năng đề kháng.
Rầy xanh hại sầu riêng gây ra nhiều thiệt hại nghiên trọng mà bà con không thể xem thường. Hy vọng với những chia sẻ về sầu riên bị rầy xanh tấn công, bà co có thể áp dụng được cho vườn nhà mình. Nếu bà con muốn được nhận tư vấn 1:1 về tình trạng vườn hãy liên hệ ngay với Thủy Sính nhé.