Cách làm phân bón hữu cơ tại nhà đơn giản cho người mới bắt đầu

Cách làm phân bón hữu cơ tại nhà đơn giản cho người mới bắt đầu

Bộ Phận Kho
Thứ Bảy, 21/09/2024
Nội dung bài viết

Chắc hẳn rằng, vấn đề phân loại và tái chế nguồn rác thải luôn được rất nhiều người quan tâm. Vậy đâu là cách tận dụng rác thải để làm phân hữu cơ tại nhà đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất? Cùng Thủy Sính xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Bước 1: Chọn thùng ủ phân phù hợp

Chọn dung tích thùng chứa phân còn tùy thuộc vào lượng rác thải được dùng để ủ. Loại thùng thường được sử dụng để ủ phân từ 20 – 120 Lít với chất liệu nhựa hoặc gỗ và có đục lỗ thoát nước. Nếu ủ trong thùng kín thì cần thời gian ủ lâu hơn, bạn cũng có thể khoan thêm những lỗ nhỏ trên thùng để thoát nước.

chọn thùng ủ phân hữu cơ

Sử dụng để ủ phân từ 20 – 120 Lít

Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng phân hữu cơ

Quá trình ủ phân thường gây ra những mùi hôi khó chịu nên thường được đặt ở những nơi xa phạm vi sinh hoạt của gia đình và khu dân cư. Để quá trình phân giải các chất hữu cơ được diễn ra nhanh hơn, bạn nên đặt thùng ủ ở nơi có nhiều ánh sáng và thoát nước tốt.

vị trí ủ phân hữu cơ

 Đặt thùng ủ ở nơi có nhiều ánh sáng và thoát nước tốt

Bước 3: Phân loại các loại rác 

Trong rác thải hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng phát triển nhanh và khỏe hơn. Đặc biệt, hợp chất hữu cơ chứa hai dưỡng chất cần không thể thiếu đối với cây trồng là: cacbon và đạm nito. 

phân loại rác hữu cơ

Phân loại các loại rác hữu cơ

Rác hữu cơ được chia làm hai loại chính rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu:

  • Rác hữu cơ xanh: rau củ, hoa quả thừa, xác cây, cỏ xén, tóc, phân động vật, bã cà phê…

  • Rác hữu cơ nâu: Lá khô, giấy, báo, giấy vệ sinh, mạt cưa, rơm rạ, vỏ trứng, vải vụn, túi lọc trà…

Lưu ý: Không phải loại rác nào cũng có thể làm phân bón hữu cơ tại nhà. Bạn cần lưu ý khi lựa chọn rác thải hữu cơ làm phân bón.

Bước 4: Trộn các loại rác để làm phân

  • Xếp các lớp phân theo thứ tự như sau: 1 lớp rác hữu cơ nâu 10 cm + 1 lớp rác hữu cơ 10cm + 1 lớp rác hữu cơ 10 cm. Sau đó trộn đều hỗn hợp, ủ phân trong 2 tuần và tưới nhẹ nước cho phân ủ, tránh tưới quá nhiều.

  • Tiếp tục thêm lớp phân nâu vào cho đầy thùng ủ. Đậy kín và để phân ủ tiếp tục quá trình phân hủy.

trộn rác hữu cơ

 Trộn các loại rác để làm phân

Lưu ý:

  • Để nguyên mảng phân lớn mà không cần cắt nhỏ, giúp tạo khoảng trống để không khí dễ dàng đi vào bên trong đống phân, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.

  • Hạn chế trộn quá nhiều phân xanh và phân nâu vì có thể làm cho quá trình ủ bị ảnh hưởng

  • Dùng một cành cây cắm vào vị trí giữ phân ủ. Sau 5 đến 6 ngày, rút cành cây ra và sờ vào phần đã cắm vào đống phân. Nếu cảm thấy nóng thì chứng tỏ quá trình ủ đang diễn ra đúng quy trình. Độ ẩm lý tưởng là 40-60%, nếu quá khô hoặc quá ẩm thì phân sẽ không thể phân hủy được phân hữu cơ.

Bước 5: Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của hỗn hợp

Độ ẩm là yếu tố quyết định thành công của quá trình ủ phân. Hãy kiểm tra bằng tay để đảm bảo phân không quá ướt cũng không quá khô.

  • Dùng tay bóp mạnh, nếu có nước chảy ra thì hỗn hợp đang quá ướt. Còn nếu phân dính chặt vào nhau và giữ được hình dạng tròn, nghĩa là độ ẩm của đống phân đang ở mức vừa đủ

  • Nếu phân ủ quá khô, khi bóp sẽ rời rạc và không giữ được hình dạng. Lúc này, bạn cần tưới thêm nước cho đống phân, nhưng nhớ tưới từ từ và đều tay để tránh làm ngập úng.

kiểm tra phân hữu cơ

 Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phân hữu cơ

Cách khắc phục:

  • Phân quá ướt: Bổ sung thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ.

  • Phân quá khô: Tưới nước từ từ, trộn và đảo đều cho nước ngấm đều, tránh tưới quá nhiều nước.

Bước 6: Sử dụng phân hữu cơ cho cây trồng

Sau khi ủ được 30 ngày, kiểm tra hỗn hợp nếu có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân của bạn có thể sử dụng được

  • Hỗn hợp rác hữu cơ chuyển sang màu nâu và có mùi đất

  •  Phân tơi xốp, vụn ra như mùn. Nếu ban đầu bạn sử dụng mùn cưa, gỗ thì sẽ thấy chúng chuyển thành dạng sợi.

Các cách sử dụng phân hữu cơ:

Sau khi quá trình ủ hoàn tất và phân đạt đến độ chín, bạn nên tiến hành một vài bước trước khi sử dụng:

  • Phơi khô: Để giảm nhiệt độ và đảm bảo phân khô ráo hơn, bạn nên phơi phân ra nơi thoáng mát trong khoảng 1-2 ngày trước khi sử dụng.

  • Trộn với đất: Trộn đều phân hữu cơ với đất trồng theo tỉ lệ 1:3 (1 phần phân, 3 phần đất) giúp cải thiện chất lượng đất, tăng độ tơi xốp và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

  • Cách bón: Trộn phân hữu cơ với đất trước khi gieo trồng và bón phân xung quanh gốc.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin từ A - Z về cách làm phân hữu cơ tại nhà. Bạn có thể tận dụng rác thải hữu cơ để tạo nên loại phân bón có lợi cho cây trồng và đất. Nếu cần tư vấn các loại phân bón phù hợp cho cây trồng, liên hệ ngay với Thủy Sính để được hướng dẫn chi tiết nhé!

 

 

Nội dung bài viết
Liên hệ