Phân bón hữu cơ: Bí quyết cho đất khỏe, cây tốt
Kỹ Thuật Viên Thủy Sính
Thứ Sáu,
30/08/2024
Nội dung bài
viết
Phân bón hữu cơ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với tất cả các loại cây trồng. Vậy có những dòng phân bón hữu cơ nào? Ưu nhược điểm của phân bón hữu cơ? Cùng Thủy Sính giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Phân bón hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là một loại phân bón hoàn toàn tự nhiên không chứa các chất hóa học hoặc các chất phụ gia nhân tạo. Loại phân này được tạo ra từ sự phân hủy của các chất hữu cơ như phân động vật, tàn dư thực vật (lá cây, cành cây, rơm rạ), than bùn và các loại rác thải hữu cơ sinh hoạt.
Phân hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên
Qua quá trình phân hủy sinh học, các vi sinh vật trong đất sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản, dễ hấp thụ cho cây trồng cùng các nguyên tố vi lượng khác.
2. Phân hữu cơ có đặc điểm gì?
Phân hữu cơ được tạo ra từ sự phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ như phân chuồng, tàn dư thực vật, ... không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như đạm (N), lân (P), kali (K) mà còn bổ sung nhiều vi lượng cần thiết khác. Điều đặc biệt là, các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ thường ở dạng cân bằng, giúp cây trồng hấp thụ một cách tự nhiên và hiệu quả, giảm thiểu tình trạng thừa hoặc thiếu dinh dưỡng như khi sử dụng phân hóa học.
Phân hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
Những đặc điểm nổi bật của phân bón hữu cơ:
Nguồn dinh dưỡng dồi dào: Phân hữu cơ chứa một lượng lớn chất hữu cơ, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các vi sinh vật trong đất
Cung cấp dinh dưỡng đa dạng: Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng NPK, phân hữu cơ còn chứa nhiều vi lượng giúp cây trồng phát triển toàn diện. Nhưng hàm lượng dinh dưỡng có trong phân hữu cơ thường thấp nên cần bón với hàm lượng nhiều.
Cải thiện cấu trúc đất: Phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây phát triển.
Cần thời gian phân hủy dinh dưỡng: Hàm lượng dinh dưỡng có trong phân hữu cơ được cây thẩm liền mà cần có thời gian phân hủy dưới dạng dễ hấp thụ hơn cho cây.
3. Các loại phân hữu cơ phổ biến
Trên thị trường hiện nay, phân hữu cơ được chia làm hai nhóm chính là: Phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp
3.1 Phân hữu cơ truyền thống
Phân hữu cơ truyền thống có nguồn gốc từ chất thải hữu cơ của động vật như: phân gà, phân bò, phân heo và phân gia cầm…Loại phân này chứa một lượng lớn các vi sinh có lợi và những dưỡng chất cần thiết cho cây phát triển tốt.
Phân hữu cơ truyền thống chứa một lượng lớn các vi sinh có lợi
Quá trình sản xuất phân hữu cơ truyền thống sẽ được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chất thải động vật được thu gom từ chuồng trại, đảm bảo vệ sinh và tránh ô nhiễm môi trường.
Bước 2: Trộn đều với các vật liệu hữu cơ khác như rơm rạ, mùn cưa
Bước 3: Ủ hỗn hợp trong các hầm ủ hoặc đống ủ, tạo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích
Bước 4: Các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cây trồng dễ hấp thụ
Sản xuất phân hữu cơ truyền thống tại nhà
3.2 Phân hữu cơ công nghiệp
Phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh là một loại phân có nguồn gốc từ các vi khuẩn và vi sinh vật lợi kích thích quá trình phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ thành dạng dinh dưỡng dễ phân hóa cho cây trồng.
Phân hữu cơ vi sinh chứa các loại vi sinh vật có lợi
Quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh bao gồm việc lựa chọn các loại vi sinh vật có lợi cho đất và phân giải được các chất hữu cơ. Trong quá trình phát các vi sinh vật sẽ tiến hành phân hủy giúp tạo ra các chất dinh dưỡng như nitrogen, phospho, kali và các chất hữu cơ phân giải khác.
Phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ sinh học có nguồn gốc nguyên liệu hữu cơ từ thực vật, động vật hoặc vi sinh vật.
Phân hữu cơ sinh học bổ sung các chất vi lượng cần thiết
Qua quá trình phân huỷ tự nhiên và quy trình sinh học lên men cùng phân giải bằng sinh vật và xử lý nhiệt hoặc công nghệ xử lý khác. Quá trình này giữ lại được một lượng lớn các dinh dưỡng như nitơ, phospho, kali, cacbon cùng các chất vi lượng cần thiết cho cây trồng. Nhờ đó, cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt
Phân hữu cơ khoáng
Sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng là sự kết hợp của nguồn nguyên liệu hữu cơ khoáng và nguyên liệu hữu cơ. Sản phẩm được tạo ra từ phân chuồng, phân bón cây trồng và các chất thải hữu cơ khác được kết hợp với đá vôi, đá granit, phospho và kali. Sự kếp hợp này giúp mang lại một loại phân bón có khả năng cải thiện cấu trúc đất cũng như bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng.
Phân hữu cơ khoáng cải thiện cấu trúc đất
4. Ưu - Nhược điểm của phân hữu cơ
Phân hữu cơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mà còn có khả năng giúp đất tơi xốp và là nguồn thức ăn của các vi sinh vật. Vậy ưu điểm và nhược điểm của phân hữu cơ là gì? Cùng Thủy SÍnh tìm hiểu thông tin bên dưới.
4.1 Ưu điểm của phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ có nhiều ưu điểm như:
Tính bền vững cao: Với nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên nên giúp bảo vệ môi trường và mang lại hệ thống canh tác bền vững.
Cải thiện cấu trúc đất: Tăng cường độ thoáng khú, giúp đất giữ nước và các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Nuôi dưỡng hệ sinh vật đất: Là thức ăn của vi sinh vật có trong đấy cũng như tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển giúp duy rì độ cân bằng hệ sinh thái đẩt
Tăng cường hiệu quả sử dụng phân hóa học: Sử dụng phân bón hữu cơ song song với phân bón vô cơ (hóa học)
Tiết kiệm chi phí: Tận dụng nguồn hữu cơ có sẵn trong tự nhiên
Chống chịu với sâu bệnh: Chứa các hỗn hợp tinh dầu có tác dụng ngăn chặn và tăng cường sức đề kháng chống chịu với sâu bệnh và côn trùng.
Ưu điểm của phân hữu cơ
4.2 Nhược điểm của phân bón hữu cơ
Bên cạnh các ưu điểm nổi trội của phân bón hữu cơ, phân hữu cơ cũng có những nhược điểm sau:
Hàm lượng dinh dưỡng: Các phân bón hữu cơ truyền thống thường có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Lượng phân cần sử dụng thương phải lớn mới đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Thời gian phân hủy chậm: Quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ thường diễn ra chậm, đòi hỏi một quá tình ít nhất 10-15 ngày cây mới gấp
Chứa tạp chất: Một số loại phân hữu cơ yêu cầu xử lý trước khi sử dụng để tránh tác động tiêu cực đối với cây trồng và có thể gây mùi khá khó chịu.
Phân hữu cơ thương mại giá thành cao: Chất lượng trong phân bón hữu cơ thương mại cao nhưng song song theo đó giá thành cũng đắt đỏ hơn so với phân bón vô cơ
Không cung cấp dinh dưỡng đồng đều: Khác với các loại phân hóa học, phân hữu cơ không có không có tỷ lệ nhất định nên rất khó để kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng sử dụng cho cây.
Nhược điểm của phân bón hữu cơ
Việc sử dụng phân hữu cơ mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu không hiểu rõ cách sử dụng, có thể dẫn đến hiệu quả thấp. Nhiều nông dân, tại nhiều địa phương, vẫn thường sử dụng phân chuồng tươi chưa qua quá trình ủ hoai để bón cho cây trồng. Tuy nhiên, việc này có thể không lại lợi ích mà còn tạo ra nguy cơ đưa vào khu vườn những nguồn bệnh tật và mầm cỏ dại không mong muốn.